【xem trưc tiêp bong đa】Kiên trì quan điểm không bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn
Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ tư. |
Ngày 28/8 Ủy ban Kinh tếcủa Quốc hội đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội báo cáo một số vấn đề lớn về việc tiếp thu,êntrìquanđiểmkhôngbắtbuộcgiaodịchbấtđộngsảnquasàxem trưc tiêp bong đa giải trình,chỉnh lý Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sảnsửa đổi (Dự thảo).
Đây là Dự thảo sẽ được đặt lên bàn nghị sự của hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vào sáng 29/8.
Tại báo cáo trên, Thường trực Ủy ban Kinh tế (cơ quan thẩm tra dự ánluật) cho biết, Dự thảo sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 10 chương và 84 điều (bỏ 9 điều , bổ sung 1 điều so với Dự thảo đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ năm).
Cụ thể là đã bỏ các điều về áp dụng Luật Kinh doanh bất động sản và các luật có liên quan; về guyên tắc trong kinh doanh dịch vụ bất động sản; về phạm vi, đối tượng kinh doanh dịch vụ bất động sản của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài; về các giao dịch bất động sản thông qua sàn giao dịch bất động sản; về các trường hợp cần thiết đề xuất việc điều tiết thị trường bất động sản.
Liên quan đến giao dịch quan sàn, tại Kỳ họp thứ năm, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị không quy định bắt buộc mà chỉ khuyến khích giao dịch bất động sản thông qua sàn giao dịch bất động sản. Ngoài ra có một số ý kiến nhất trí các loại giao dịch bất động sản phải thông qua sàn.
Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, mục tiêu chính của việc bắt buộc giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản là: nâng cao tính công khai, minh bạch của thị trường; bảo vệ quyền lợi cho khách hàng thường là bên yếu thế trong quan hệ giao dịch với chủ đầu tưdự án, doanh nghiệpkinh doanh bất động sản; thông qua sàn giao dịch bất động sản để thu thập thông tin, dữ liệu, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, việc bắt buộc giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản không bảo đảm thực hiện hiệu quả các mục tiêu nêu trên. Thực tiễn tổng kết thi hành Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 cho thấy các sàn giao dịch bất động sản hiện nay chỉ làm chức năng quảng cáo cho các chủ đầu tư và làm môi giới bất động sản, chưa thực hiện hết chức năng của mình như: báo cáo thông tin về tình hình hình giao dịch bất động sản, kiểm tra tính pháp lý của các sản phẩm bất động sản trước khi đưa vào giao dịch…; câu kết với các bên giao dịch để trốn thuế, lũng đoạn thị trường, cung cấp thông tin không chính xác; cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương không quản lý được hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản.
Bên cạnh đó, do sàn giao dịch bất động sản là một bên hưởng lợi ích trong quan hệ giao dịch nên không bảo đảm tính công khai, minh bạch; năng lực của các sàn giao dịch bất động sản hiện nay chưa đủ khả năng bảo đảm tính an toàn pháp lý của giao dịch, chịu trách nhiệm với các bên trong trường hợp phát sinh tranh chấp.
Thường trực cơ quan thẩm tra nhấn mạnh, việc bắt buộc giao dịch qua sàn giao dịch bất động sản là không phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, cản trở quyền tự do kinh doanh, tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng quy định của pháp luật để độc quyền, làm lũng đoạn thị trường, không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, an toàn, bền vững.
Mặt khác, Dự thảo đã có các quy định cụ thể về việc công khai thông tin của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Do đó, tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo đã được chỉnh sửa theo hướng bỏ quy định về các giao dịch bất động sản thông qua sàn giao dịch bất động sản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư và khách hàng được tự do lựa chọn phương thức giao dịch.
Dự thảo cũng bổ sung chính sách của Nhà nước đối với đầu tư kinh doanh bất động sản, theo đó “Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua, cho thuê nhà ở, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất thông qua sàn giao dịch bất động sản”; đồng thời, bổ sung, hoàn thiện các quy định về tổ chức, hoạt động của sàn giao dịch bất động sản.
Liên quan đến vấn đề này, tại phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, chủ đầu tư dự án nhà ở hình thành trong tương lai thì phải lên sàn giao dịch quốc gia do Chính phủ lập, đây là điều kiện tiên quyết để nắm được năng lực tài chính, năng lực kinh doanh của chủ đầu tư, vì bất động sản hình thành trong tương lai thì thường rủi ro.
Cũng tại phiên họp này, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Không phải cứ có sàn là tốt, không nên bắt buộc người ta làm những cái người ta không muốn hoặc quản không được thì cấm”.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- ·Triệt phá nhóm đối tượng trộm cắp và tiêu thụ tài sản
- ·Tiếp tục nâng cao chất lượng các mặt công tác tư pháp
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 3 tỉnh
- ·Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
- ·Báo chí quốc tế đồng loạt đưa tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
- ·GDP năm 2023 tăng 5,05%, thuộc nhóm cao nhất khu vực và thế giới
- ·3,2 triệu lượt dự thi trực tuyến tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy
- ·Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
- ·Lạc quan để sẵn sàng tăng tốc
- ·Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- ·Thủ tướng bấm nút kích hoạt ngân hàng Gen liệt sĩ chưa có danh tính
- ·Chính phủ thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
- ·Đảng ủy Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ năm 2023
- ·Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- ·Nghi phạm chủ mưu hạ sát 3.500 cây thông bị bắt tại Lào
- ·Thủ tướng: Thực hiện các chính sách hỗ trợ tổng cầu, nhất là chính sách tài khoá, tiền tệ
- ·Chợ lấn đường
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh