游客发表

【bxh bd ngoại hạng anh】Phân bổ vốn, tiến độ giải ngân vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm

发帖时间:2025-01-25 10:11:10

Hướng dẫn sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia Bố trí đầy đủ vốn cho phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

TheânbổvốntiếnđộgiảingânvốnChươngtrìnhmụctiêuquốcgiacònchậbxh bd ngoại hạng anho chương trình tại Kỳ họp thứ 6, ngày 30/10, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm đã trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Báo cáo.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Báo cáo. Ảnh: Quochoi.vn

Kết quả xây dựng nông thôn mới chưa thực sự bền vững

Đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát giữa kỳ với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 gồm: xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn thường trực Đoàn giám sát của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Quốc hội đã thông qua chủ trương tại Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 với tổng kinh phí tối thiểu là 196.332 tỷ đồng.

Kết quả, tính đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 263/644 đơn vị cấp huyện (40,8%) được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới; 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Tuy nhiên, tiến độ giải ngân vốn ngân sách trung ương năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 còn chậm so với yêu cầu, nhất là vốn sự nghiệp, đến 30/6/2023 mới giải ngân được 9,17% kế hoạch vốn của năm.

Về Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 24/2021/QH15, có tổng vốn tối thiểu là 75.000 tỷ đồng.

Kết quả triển khai thực hiện Chương trình đã cơ bản bám sát mục tiêu“Thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững”; tuân thủ các nguyên tắc, giải pháp theo Nghị quyết 24. Nhiều địa phương có mô hình hay, cách làm sáng tạo đạt hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện.

Việc lập, giao kế hoạch vốn thực hiện Chương trình tuân thủ theo quy định pháp luật. Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình từ tháng 12/2021 đến năm 2023 là 23.130,261 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 30,84% tổng nguồn vốn 5 năm, trong đó chủ yếu là nguồn vốn ngân sách trung ương chiếm khoảng 95%. Vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đến 30/6/2023 lũy kế là 34.527 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,8%.

Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,17% và ước thực hiện năm 2023 giảm 1,1%, tỷ lệ giảm nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%, đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, Nghị quyết 24 của Quốc hội đã đề ra.

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Quốc hội phê duyệt Chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020, có kinh phí tối thiểu làm tròn là 137.664 tỷ đồng.

Kết quả đến tháng 6/2023, vốn ngân sách Trung ương đã phân bổ hết cho các địa phương, đảm bảo theo quy định hiện hành; địa phương phân bổ ngân sách đảm bảo theo tiêu chí, định mức và hướng dẫn của Trung ương. Tình hình giải ngân năm 2023 đã có tiến bộ, nhất là vốn đầu tư công. Giải ngân vốn đầu tư công Trung ương đến tháng 6/2023 (bao gồm cả vốn 2022 kéo dài sang năm 2023) đạt 22%, ước đến tháng 9/2023 đạt 52%, nhiều địa phương giải ngân trên 60%.

Mặc dù còn nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện, nhưng theo Báo cáo của Chính phủ tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 giảm 3,4%, đạt và vượt mục tiêu kế hoạch giao; nhiều chỉ tiêu về hạ tầng, kinh tế-xã hội khác cơ bản đều đạt so với mục tiêu của Chương trình.

Tuy nhiên, trên thực tế, Đoàn giám sát nhận định: đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế, xã hội phát triển chậm; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao.

Phân bổ vốn, tiến độ giải ngân vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm
Quốc hội tiến hành thảo luận về việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: Quochoi.vn

Kiến nghị kéo dài nguồn vốn được phân bổ năm 2023 đến hết năm 2024

Đánh giá chung về việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Trưởng Đoàn thường trực Đoàn giám sát của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm đã nêu rõ những ưu điểm và hạn chế, bất cập.

Trong đó, về hạn chế là việc chậm ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý; lần đầu tiên thực hiện cơ chế, quản lý, chỉ đạo chung 3 Chương trình mục tiêu quốc gia nên không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng về chỉ đạo, tổ chức thực hiện; việc phối hợp của một số cơ quan, bộ, ngành, địa phương còn chưa chặt chẽ…

Hơn nữa, còn có tình trạng đùn đẩy, né tránh, tâm lý sợ trách trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, nhất là cơ sở pháp lý để thực hiện một số chính sách còn chưa rõ ràng, đồng bộ.

Đặc biệt, việc lập kế hoạch vốn, phân bổ vốn, giao vốn ngân sách trung ương chậm. Tiến độ giải ngân vốn ngân sách trung ương cả 3 Chương trình cũng chậm, nhất là vốn sự nghiệp.

Đến 31/01/2023 vốn năm 2022 giải ngân chỉ đạt 42,49% kế hoạch (vốn đầu tư phát triển đạt 54% kế hoạch, vốn sự nghiệp chỉ đạt 7,82% kế hoạch); giải ngân kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương năm 2023 đến tháng 6/2023 mới đạt 5,33% kế hoạch, giải ngân vốn đầu tư công ước đến 31/8/2023 mới đạt 41,9% kế hoạch. Khả năng hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn ngân sách trung ương đến năm 2025 là rất khó khăn.

Đoàn giám sát nêu rõ, các tồn tại, hạn chế, vướng mắc chung và của từng Chương trình như trên, trước hết trách nhiệm thuộc về Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương, mà chủ yếu là các cơ quan chủ chương trình (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Ủy ban Dân tộc), các bộ, ngành liên quan (nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính).

Bên cạnh đó cũng có trách nhiệm thẩm tra, giám sát, đôn đốc của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ quan các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các Chương trình.

Vì thế, nêu kiến nghị trước Quốc hội, báo cáo của Đoàn giám sát cho rằng, cần cân đối, bố trí đủ ngân sách theo đúng các Nghị quyết của Quốc hội để thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia; cho phép kéo dài nguồn vốn được phân bổ năm 2023 chưa được giải ngân hết chuyển sang tiếp tục thực hiện đến 31/12/2024.

Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan: Chỉ đạo các bộ, ngành liên quan hoàn thành trong năm 2023 rà soát, sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách chưa phù hợp, khó thực hiện thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý sớm vốn tồn đọng do giải ngân chậm; có cơ chế đặc thù về vốn thực hiện các Chương trình cho các tỉnh khó khăn miền núi…

    热门排行

    友情链接