【tỷ lệ kèo bóng đá tivi】Thủ tướng bấm nút kích hoạt ngân hàng Gen liệt sĩ chưa có danh tính

VHO - Ngày 23.7 đã diễn ra Hội nghị Tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt ngân hàng Gen (ADN),ủtướngbấmnútkíchhoạtngânhàngGenliệtsĩchưacódanhtítỷ lệ kèo bóng đá tivi với sự có mặt của trên 400 đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu đến từ khắp mọi miền đất nước. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dự và phát biểu tại Hội nghị.

 Hội nghị được tổ chức nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ do Bộ LĐ,TB&XH phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tại Trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội.

Tới dự Hội nghị có Uỷ viên Bộ Chính trị - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương và MTTQ Việt Nam, các đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc.

Thủ tướng bấm nút kích hoạt ngân hàng Gen liệt sĩ chưa có danh tính - ảnh 1
Hội nghị đã dành một phút mặc niệm, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, đồng bào đã anh dũng đã hy sinh vì tổ quốc và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong 400 đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu đến từ khắp mọi miền đất nước  có 13 đại biểu là lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, 6 Mẹ Việt Nam anh hùng, 36 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến.

Bên cạnh đó là hơn 200 thương binh, trong đó có 22 thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, 44 bệnh binh, 53 thân nhân liệt sĩ và các đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu khác. Đặc biệt, trong số các đại biểu tham dự buổi gặp mặt có 33 đại biểu là người dân tộc thiểu số như: Bana, Chăm, Ê đê, Hrê, Jrai, Mường, Nùng, Paco, Ragiai, Tày, Thái…

Những tấm gương tiêu biểu về dự Hội nghị có thể kể đến ông Lê Quang A, năm nay tròn 100 tuổi đời, 80 năm tuổi Đảng, đến từ tỉnh Hà Tĩnh, là cán bộ tiền khởi nghĩa, góp phần vào thắng lợi chung của Cách mạng Tháng Tám. Nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển năm xưa chiến đấu bên cây cầu Hàm Rồng lịch sử với câu chuyện như huyền thoại về nữ dân quân chỉ nặng 42 kg vác 2 hòm đạn nặng 98kg để tiếp đạn cho bộ đội, biểu tượng cho ý chí quật cường của quân và dân Việt Nam. Năm 1967, bà được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân khi chỉ mới 21 tuổi.

Thiếu tướng Mai Hoàng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Phó Giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh, người mà những băng nhóm tội phạm buôn bán, vận chuyển ma tuý rất đỗi khiếp sợ. Anh trực tiếp tham gia 58 trận đánh vũ trang trong các chuyên án lớn, đối mặt với những băng nhóm ma tuý có vũ trang xuyên biên giới; một người chỉ huy xuất sắc, góp phần quan trọng trong việc giảm rõ rệt tình trạng cướp giật trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua, bảo vệ an ninh trật tự cho người dân…

Thủ tướng bấm nút kích hoạt ngân hàng Gen liệt sĩ chưa có danh tính - ảnh 2
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hội nghị tri ân người có công với cách mạng diễn ra trong niềm tiếc thương vô hạn của đồng chí, đồng bào cả nước trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng, Nhà nước ta. Người luôn đặc biệt quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

Thủ tướng Chính phủ khẳng định, ngày 27.7 hằng năm trở thành ngày kỷ niệm thiêng liêng, mang đậm tính nhân văn cao cả của dân tộc Việt Nam. Là dịp để toàn dân, toàn quân ta bày tỏ lòng tưởng nhớ, tôn vinh và tri ân công lao to lớn của các bậc anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.

“Chúng ta tri ân gần 1,2 triệu người con ưu tú đã dũng cảm, xung phong ra trận, anh dũng chiến đấu, hy sinh quên mình, trong đó rất nhiều người ở lại với tuổi 18, đôi mươi, để lại phía sau bao ước mơ, hoài bão còn dang dở, những trang sách giảng đường, gia đình, người thân nơi hậu phương lên đường thực hiện nhiệm vụ vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, vì sự bình yên và hạnh phúc của nhân dân”, Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng bấm nút kích hoạt ngân hàng Gen liệt sĩ chưa có danh tính - ảnh 3
Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các Bộ, ngành bấm nút kích hoạt Ngân hàng Gen (ADN) liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ chưa xác định được thông tin

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, máu đào và sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đã tô thắm lá cờ cách mạng vẻ vang, để đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do và nhân dân được ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay.

Thủ tướng khẳng định 77 năm qua, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng không ngừng được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện bài bản, nghiêm túc. Đời sống của người có công và gia đình không ngừng được nâng lên cả về vật chất và tinh thần.

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, với tấm lòng trân trọng, biết ơn sâu sắc và trách nhiệm cao cả, nhưng chúng ta vẫn không khỏi day dứt, trăn trở khi đời sống của một bộ phận thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng còn khó khăn; nhiều liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính; những số phận thiệt thòi của các nạn nhân chất độc da cam...

Thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Trong đó, phát huy mạnh mẽ truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây"; rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện và thực hiện tốt hơn nữa chính sách, pháp luật đối với người có công, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, để người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên trong địa bàn với tinh thần "không để người có công nào không được hưởng chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước ta".

Thủ tướng bấm nút kích hoạt ngân hàng Gen liệt sĩ chưa có danh tính - ảnh 4
10 gia đình liệt sĩ được trao kết quả giám định gen

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ LĐ,TB&XH và các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan tiếp tục chuẩn hóa các điều kiện, tiêu chuẩn xem xét công nhận người có công với cách mạng theo đúng nguyên tắc chặt chẽ, thật sự xứng đáng, tôn vinh đúng đối tượng; kịp thời bổ sung cả về đối tượng và chế độ thụ hưởng đối với người có công, thân nhân người có công với cách mạng.

Cùng với đó, tăng cường thu hút nguồn lực xã hội, thực hiện tốt các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa"; góp phần bù đắp những thiệt thòi của người có công và gia đình có công với cách mạng; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nhất là cho thế hệ trẻ về lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc bằng nhiều hình thức phong phú, nội dung đa dạng, sâu sắc…

Trong khuôn khổ Hội nghị, Thủ tướng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ ngành ấn nút kích hoạt, chính thức ra mắt “ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ chưa xác định được thông tin”.

Thủ tướng bày tỏ nỗi xót xa khi thăm nghĩa trang đồi A1 tại Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ vừa qua, thấy rất nhiều mộ liệt sĩ vẫn đề những dòng chữ “mộ liệt sĩ chưa biết tên”, “mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin”.

Thực tế cả nước còn khoảng 180.000 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, còn 300.000 hài cốt liệt sĩ trong các nghĩa trang chưa xác định được danh tính. Việc hình thành ngân hàng gen với khoảng 600.000 mẫu giám định cả hài cốt liệt sĩ và thân nhân là để xác định danh tính của các mộ liệt sĩ còn “khuyến danh” hiện nay.

Tại chương trình, 10 gia đình liệt sĩ được trao kết quả giám định gen. Trong đó, có 4 gia đình đã hoàn thành việc xác định hài cốt, đưa liệt sĩ về quê hương.