La liga

【bxh ngoai hang】Bộ trưởng Bộ Công an: Có chế tài mạnh để cắt đứt "doanh nghiệp sân sau"

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:La liga   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Thanh toán không tiền mặt góp sức cho phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn Chuyển đổi vị trí công tá bxh ngoai hang

Thanh toán không tiền mặt góp sức cho phòng,ộtrưởngBộCônganCóchếtàimạnhđểcắtđứtquotdoanhnghiệpsâbxh ngoai hang chống tham nhũng hiệu quả hơn Chuyển đổi vị trí công tác công chức tài chính ở địa phương nhằm phòng ngừa tham nhũng Thanh tra, kiểm tra nhằm thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng tham dự phiên chất vấn sáng 7/11. Ảnh: Quochoi.vn
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng tham dự phiên chất vấn sáng 7/11. Ảnh: Quochoi.vn

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an, đại biểu Đỗ Huy Khánh (đoàn Đồng Nai) đã đề nghị cho biết về những giải pháp trong việc tiếp tục điều tra các vụ án tham nhũng thời gian tới như thế nào để đảm bảo các tiêu chí: không bỏ lọt tội phạm, đồng thời không làm oan người vô tội và khẳng định quan điểm chỉ đạo nhất quán của Trung ương cũng như của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là không có vùng cấm, không có ngoại lệ, xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, một lĩnh vực.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho hay, đấu tranh phòng chống tham nhũng là công tác rất trọng tâm của lực lượng Công an triển khai trong thời gian qua.

“Công tác phát hiện, điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực được ngành Công an đẩy mạnh, Ban Chỉ đạo Trung ương, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là đồng chí Tổng Bí thư đã đánh giá đây là điểm sáng trong hoạt động phòng chống tham nhũng”, Bộ trưởng nêu rõ.

Nói về việc điều tra, truy tố, xét xử các đối tượng tham nhũng, theo Đại tướng Tô Lâm, công việc này được thực hiện với phương châm không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, đã được thực hiện tốt, nhờ đó góp phần cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa vi phạm, thu hồi được nhiều tài sản cho nhà nước, không để đối tượng trốn ra nước ngoài và không dám trốn ra nước ngoài.

Bộ trưởng nhấn mạnh, những kết quả trên đã tiếp tục đẩy mạnh phong trào phòng chống tham nhũng, tiêu cực trở thành xu thế không thể đảo ngược.

Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm trả lời chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn
Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm trả lời chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn

Nêu một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, đầu tiên là cần tập trung hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, không để sơ hở thiếu sót để các đối tượng lợi dụng hoạt động phạm tội.

Bộ trưởng nêu, qua các vụ án thực tế vừa qua thì các cơ quan liên quan đã kiến nghị sửa đổi, chỉnh lý nhiều quy định liên quan trên lĩnh vực tài chính, tín dụng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, đăng kiểm phương tiện, phòng chống buôn lậu...

Cùng với đó là chỉ đạo rà soát, bổ sung quy định về kiểm soát quyền lực, nhất là người đứng đầu các bộ ngành, địa phương; quy định cụ thể và có chế tài mạnh mẽ để cắt đứt các quan hệ doanh nghiệp sân sau, không để hình thành các đối tượng có thể thao túng được nhiều cơ quan như một số vụ án xảy ra vừa qua, chẳng hạn như vụ Việt Á, “chuyến bay giải cứu”…

Nhấn mạnh khâu xử lý đối tượng, Đại tướng Tô Lâm cho biết: đã xử lý các đối tượng với 2 tội danh chính trong nhóm tham ô, tham nhũng là tham ô tài sản và đưa và nhận hối lộ. Những việc xử lý này được nhân dân rất đồng tình.

Cũng theo Bộ trưởng, Đại tướng Tô Lâm, trong một số vụ án thì số người bị hại rất đông nên việc thu hồi tài sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bộ trưởng cho rằng, đấu tranh phòng chống tham nhũng nhưng phải làm sao thu hồi được tài sản của nhà nước, của nhân dân, nên cần tiếp tục làm từ khâu phát hiện, kê biên, kê khai không để tẩu tán tài sản.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Công an nhận định, cần phải đẩy mạnh chuyển đổi số, đảm bảo công khai, minh bạch trên các lĩnh vực, góp phần hạn chế tham nhũng, nhất là “tham nhũng vặt”.

Trước đó, tại phiên họp ngày 6/11, báo cáo trước Quốc hội về về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, về kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các Tòa án đã tập trung giải quyết nhanh các vụ án từ khâu thụ lý hồ sơ đến phân công Thẩm phán nghiên cứu và sớm đưa vụ án ra xét xử; tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng; chú trọng áp dụng các biện pháp thu hồi tài sản của Nhà nước đã bị chiếm đoạt hoặc thiệt hại.

Kết quả, 9 tháng đầu năm 2023, các Tòa án đã tuyên thu hồi tiền, tài sản đối với 147 vụ với 490 bị cáo trong các vụ án kinh tế, tham nhũng với số tiền và tài sản hơn 1.200 tỷ đồng; có 109 vụ với 396 bị cáo đã khắc phục hậu quả nộp lại tài sản đã chiếm đoạt hơn 408 tỷ đồng.

Cũng tại phiên làm việc, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về tăng cường kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ đã và đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Thanh tra Chính phủ đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 26 về chấn chỉnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán, thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động công vụ, nhằm kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ công chức viên chức, nâng cao kỷ luật kỷ cương hành chính đạo đức công vụ trong hoạt động thanh tra.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap