【trực tiếp bóng đá hôm nay và ngày mai】Nghe chuyện vượt Trường Sơn vào miền Nam đánh giặc mà ngỡ trong mơ…

Ngoại Hạng Anh 2025-01-25 10:58:09 92

Tuổi 18 anh nuôi chí diệt thù và khi đất nước gọi tên mình anh đã vai ba lô thẳng tiến. Quê hương Thanh Hóa tiễn anh và nhiều người con yêu nước với biết bao gửi gắm,ệnvượtTrườngSơnvomiềnNamđnhgiặcmngỡtrongmơtrực tiếp bóng đá hôm nay và ngày mai để rồi không lâu sau niềm vui đại thắng vỡ òa. Bao cảm xúc, hoài niệm ùa về, nó về không ngớt khi ai đó hỏi anh lúc ấy vào Nam như thế nào để giết giặc ?

Bộ đội hành quân trên đường Trường Sơn thời chống Mỹ. Ảnh tư liệu.

“Vượt Trường Sơn”

Đó là câu trả lời đầu tiên của anh.

Câu chuyện đi bộ từ Bắc vào Nam ròng rã mấy tháng trời “vì miền Nam ruột thịt” những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Bộ đội Cụ Hồ ít nhiều mang tính huyền sử nếu không một lần tận nghe.

Nhưng khi đã tai nghe, mắt thấy nhân chứng sống một thời đạn bom từng phút giây vẽ lại con đường khát vọng hòa bình của Dân tộc thì thật đáng tự hào. Đó là chính sử, là trang sử bi hùng được thế hệ cha anh viết vẽ mà chói lọi. 

Bây giờ anh đã là ông là bác - Nguyễn Duy Lếnh (Ba Lếnh) chọn đất Vĩnh Viễn anh hùng (ấp 6, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ) làm quê hương thứ 2 để cống hiến sau ngày hòa bình, thống nhất đất nước.

Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng được ông Ba Lếnh treo trang trọng giữa nhà.

Tết này ông Ba Lếnh ở ngưỡng thất thập nhưng nhớ không sót thứ gì của những ngày “cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn”. Ngồi nghe kể lại “sử ta” mà Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Viễn A Chiêm Hữu Phước như được cùng các anh “xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước”.

Năm 1971, chàng thanh niên Duy Lếnh (18 tuổi) đáp lời gọi của non sông gia nhập quân đội. Cũng như bao đợt hành quân của đàn anh “chân trần - chí thép”, Lếnh phải trèo đèo, lội suối, băng rừng vào Nam.

Trong ký ức của mình những ngày đầu tiên, ông Lếnh hồi tưởng: “Nhập ngũ, anh em chúng tôi được huấn luyện 2 tháng ở quê nhà (Thanh Hóa - PV) rồi xuất quân tại một địa điểm ở huyện Nga Sơn. Tôi không nhớ rõ là tháng mấy nhưng khi đó đông lắm, thật sự là quân đi lớp lớp trùng trùng”.

- Hồi đó bộ đội mang theo gì con biết không?

Với tuổi đời nhỏ hơn tuổi Đảng của bậc tiền nhân (ông Lếnh 49 tuổi Đảng), người viết thật sự chỉ biết lắng nghe kể tiếp.

- Ba lô bộ đội lúc đó có chiếc võng, 2 bộ quần áo, mền mỏng và 1 bạt để che phía trên mỗi khi giăng võng ngủ.

- Con nghe nói mình phải mang theo lương khô để ăn - ông Phước hỏi?

- Lương thực quý giá nhất không được ăn mà phải để dành phòng khi đi lạc là 1kg gạo khô của bác Tôn Đức Thắng tặng; đơn vị tặng thêm gồm 1kg ruốc, 1kg muối và 200gram bột ngọt.

Rồi ông Ba huyên thuyên kể chuyện đêm ngày ăn ngủ với Trường Sơn hùng vĩ:

- Đơn vị tôi có 5-7 người chỉ huy, quản lý, hậu cần. Rời Nga Sơn chúng tôi được giao liên dẫn đường thẳng tiến; giao liên chỉ phụ trách dẫn từng đoạn, hết đoạn có giao liên khác tiếp nhận. Hành quân phía Trường Sơn Tây chủ yếu trên đất bạn Lào. Cứ 5 giờ sáng ăn uống xong là hành quân tới chiều mới dừng nghỉ, tối xuống anh em mắc hàng trăm cái võng trên cây rừng để ngủ. Ăn thì có một bộ phận lo, tôi không biết ở đâu mà cứ tới buổi là có ăn, nhưng không đủ cơm gạo ăn nên lính luôn đói.

- Vậy dọc đường lính có thể bắn thú rừng để làm thức ăn không?

- Đơn vị lúc đó là đại đội (K19, Trung đoàn 2, Quân khu 9 - PV) nhưng chỉ có vài cây súng và tuyệt đối không được săn bắt thú rừng.

- Đói quá thì sao ông?

- Thì cũng cố chịu. Có anh lính vì quá đói mà nhìn mâm cơm của 1 tiểu đội khác nói một mình ăn cũng hết.

Ông Phước tò mò về chuyện sốt rét rừng hành hạ bộ đội và những trận mưa bom khi địch phát hiện hành quân, Ba Lếnh trầm ngâm nhớ lại: Đúng là khi sốt rét ác tính hành hạ, có đồng đội phải mãi ở lại rừng xanh; điều này đã được căn dặn trước, khi sốt, không đi tiếp nổi thì nên mắc võng gần sát con đường hành quân để đoàn quân sau phát hiện mà chữa trị, không được mắc xa quá. Thật sự là đã có người muốn nghỉ ngơi, mắc võng xa đường hành quân, khi sốt ác tính bộc phát thì khó qua khỏi.

Với những trận mưa bom, ông Ba kể, cây rừng cao lắm, cao 20-30 thước, máy bay địch thường xuyên rảo trên bầu trời nhưng khó phát hiện ta hành quân, tuy vậy cũng 2-3 lần chúng phát hiện nên dội bom và đánh chặn, có lúc thương vong ít, có đợt hy sinh nhiều…

Những mất mát, đau thương ấy chỉ làm tăng thêm lòng căm thù giặc, để rồi các anh cố nén đau thương “Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai!”.

Ông Ba Lếnh bên cành mai vàng khoe sắc.

Vì yêu nước

Núi rừng trùng điệp, đoàn quân của ông Ba cứ ngày đi đêm ngủ. Suốt thời gian hành quân phía Trường Sơn Tây khi ấy đúng là “bên nắng đốt” chứ không phải “mưa quây” như Trường Sơn Đông.

Đường vào Nam ngắn lại thì quê hương càng xa. “Tôi nhớ mẹ cha, quê hương lắm chú Phước, nhưng nghĩa vụ người trai phải làm tròn trước đã”, ông Lếnh tâm sự.

Những ngày đầu hành quân, cứ 3 ngày đơn vị ông Lếnh được tắm 1 lần, sau thì đến 7 ngày mới tắm 1 lần. Cực khổ, đói khát, vui, buồn và cả chuyện lạ trên đường được ông Ba góp nhặt làm dầy thêm hành trang mà vững bước. “Vui lắm những lần tắm suối, vì đâu có quần áo nhiều nên anh em cứ tồng ngồng... Ở những nơi nghèo khó của nước bạn Lào, lúc ấy tôi gặp rất nhiều người dùng vỏ cây làm khố y như trong sách báo…”, Ba Lếnh nhớ lại.

Nhưng có lẽ hành trang vững bước nhất với chàng thanh niên Duy Lếnh cùng đồng đội là lòng yêu nước. Suốt quãng đường gian khó, ông Ba chưa một lần nghĩ khác mà luôn nuôi chí vào Nam để đánh giặc, từng ngày khổ cực càng nung nấu thêm chí thép của anh Bộ đội Cụ Hồ.

Ròng rã 6 tháng trời “Đoàn quân vẫn đi vội vã, bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa”, ông Ba và đồng đội trông lắm, trông ngày trông đêm nhanh đến nơi để được phân phát súng ống, đạn dược mà diệt thù.

Ngày trông đợi nhất cũng đến. Vượt Trường Sơn, xong ông và đồng đội băng cao nguyên xuống đồng bằng vào nước bạn Campuchia, được nghỉ ngơi 2 tháng ở gần địa phận An Giang, sau đó anh lính bộ binh Duy Lếnh được giao ngay nhiệm vụ cùng đồng đội “nhằm thẳng quân thù mà bắn” ở An Giang, Cà Mau, Cần Thơ - Hậu Giang...

Những năm 70, quê nhà Ba Lếnh là đồng bằng chỉ toàn ruộng lúa, rơm rạ nhưng vào Nam đồng bằng là sông rạch, ruộng vườn, di chuyển bằng xuồng ghe, hoàn toàn xa lạ nên ngoài đánh giặc ông phải học bơi xuồng, bơi lội để thích nghi. “Có anh bạn được giao bơi xuồng thì chỉ bơi trước chứ không bơi sau được, vì người bơi sau phải cứng tay để còn bẻ lái nữa”, ông Ba kể lại.

Chiến tranh miền Nam ác liệt, trước năm 1972, dân bỏ làng, tản cư đi nơi khác cho an toàn nên cuộc sống bộ đội phải tự túc: đóng quân phải cẩn thận, không được tiếp xúc nhiều người vì không biết đâu là địch là ta; nghỉ ngơi khi hành quân cũng tự nấu, kiếm thức ăn, vất vả không kém tháng ngày băng núi vượt rừng…

Song với những lần gần gũi trong chiến đấu, hiệp đồng, ém quân, ông Ba Lếnh tự tin cho rằng người dân ở đây vô cùng thương bộ đội.

Điều này cũng được ông Chiêm Hữu Phước kể thêm trong kháng chiến chống Mỹ, nhà ông tuy khó khăn nhưng thường xuyên nuôi chứa bộ đội và cha mẹ cũng như anh chị ông thương mến lắm Bộ đội Cụ Hồ, như thể bù đắp lại những gì các anh từng cam chịu để thoải mái tinh thần, thỏa chí trả nợ nước thù nhà.

Bộ đội gian khổ hành quân trên đường Trường Sơn. Ảnh tư liệu.

Và rồi sau đó nhiều lần đơn vị ông Ba liên lạc được cơ sở bí mật, tổ chức canh gác để vào tận nhà dân trong vùng địch quản lý xin lương thực, thực phẩm, kết quả là bà con cho không thiếu thứ gì nên hễ hết là đơn vị ông cử người vào xin tiếp.

Sau Hiệp định Paris 1973, dân về vùng giải phóng ở, canh tác càng nhiều, quá trình hành quân được dân che chở, đùm bọc thì suy nghĩ “dân hết lòng với bộ đội” được đơn vị ông Ba khẳng định thêm. “Tôi nói thật, hồi trước khi vô Nam cũng nghĩ này nọ nhưng khi hành quân, ghé nhà dân dù là nhà tranh vách lá cũng được chia phần ăn uống, ngủ nghỉ không khác người thân; có khi đóng quân rồi dời đi được cho nguyên con heo mần ăn, đi chỗ khác đóng quân bà con khóc sướt mướt, dặn đủ thứ… Thiệt dân tốt với bộ đội, với cách mạng không thể tưởng tượng nổi”, ông Ba Lếnh nói thêm.

Thật là:

“Ôi ! đất anh hùng dễ mấy mươi

Chìm trong khói lửa, vẫn xanh tươi

Mưa bom, bão đạn, lòng thanh thản

Nhạt muối, vơi cơm, miệng vẫn cười”.

Đó là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để chàng thanh niên Nguyễn Duy Lếnh và đồng đội luôn chắc tay súng “nuôi chí trai xây đời” trong những ngày ác liệt của giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ - ngụy cứu nước.

* *

*

Rời quê nhà với lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc, Nguyễn Duy Lếnh và bộ đội Trường Sơn đã viết lên con đường huyền thoại khát vọng hòa bình thêm đỏ thắm…

Ông Nguyễn Duy Lếnh: “Dân tốt với bộ đội, với cách mạng thực chất là tốt với Đảng; dân che chở, đùm bọc đảng viên, tổ chức đảng, từ đó Đảng có nhiều thuận lợi lãnh đạo phong trào cách mạng đi đến toàn thắng, độc lập, tự do như hôm nay. Cũng chính vì thế mà thời gian gần đây Đảng ta đã làm sâu sắc thêm quan điểm: dựa vào dân để xây dựng Đảng. Tôi cho rằng dựa vào Nhân dân thời chiến hay thời bình đều mang lại kết quả tốt đẹp”.

 

TRÍ THỨC

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/044e299132.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội: Người dân bất lực hờ cứu hỏa

Hue is sparkling through film footages

Tìm kiếm gương mặt tiềm năng cho Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Simple but distinctive

Tập 2 truyện tranh 'Tàn lửa' tiếp nối câu chuyện về niềm tin

Mỹ Linh, Phương Thanh, Thúy Hiền khóc nghẹn khi thấy con gái ở 'Chị đẹp đạp gió'

Bất chấp thị trường biến động, nhiều quỹ mở vẫn đạt lợi nhuận vượt trội

Hà Nội: Nhiều nguyên nhân khiến giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt kỳ vọng

友情链接