【link trực tiếp mu】Chuẩn bị các giải pháp ứng phó, tận dụng cơ hội từ cải cách thuế toàn cầu

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:47:40
Cần sớm có giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực từ "Thuế tối thiểu toàn cầu" OECD ban hành hướng dẫn về thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu Cơ hội đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư,ẩnbịcácgiảiphápứngphótậndụngcơhộitừcảicáchthuếtoàncầlink trực tiếp mu tăng thu ngân sách

Ban hành thuế tối thiểu, sửa đổi các ưu đãi thuế

Về lĩnh vực thuế, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, để đạt mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững, Việt Nam cần nguồn lực tài chính rất lớn từ cả trong nước và nước ngoài.

Năm 2017, Việt Nam là thành viên thứ 100 tham gia chương trình BEPS (Chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận) với mục tiêu cải cách hệ thống thuế. Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp quan trọng để quản lý chặt chẽ các nguồn thu nội địa quan trọng như thu từ đất đai, chuyển nhượng bất động sản, hay các nguồn thu từ thương mại điện tử… tạo nguồn lực tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Trong chương trình BEPS, đặc biệt trụ cột 2 (thuế tối thiểu toàn cầu), Việt Nam đã theo dõi sát động thái các nước trên thế giới và có báo cáo, kiến nghị cụ thể tới Chính phủ. Chính phủ đã có tổ công tác chuyên về trụ cột 2 với sự tham gia của các bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp. Bộ Tài chính cũng đã có dự thảo các biện pháp, giải pháp trước mắt và lâu dài ứng phó, tận dụng cơ hội từ các cải cách chính sách thuế toàn cầu.

Chuẩn bị các giải pháp ứng phó, tận dụng cơ hội từ cải cách thuế toàn cầu

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh trả lời tại diễn đàn

Trình bày về các giải pháp về chính sách thuế, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, trước mắc dự kiến sẽ đưa mức thuế tối thiểu 15% đối với các doanh nghiệp và các tập đoàn chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu theo khung của OECD. Tiếp theo là ban hành các quy định, quy chế về khấu trừ thuế tại nguồn tại Việt Nam.

Trong trung hạn, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ sửa đổi các ưu đãi thuế, bảo vệ nguồn thu trong nước; ban hành thuế tối thiểu 15%; ban hành ưu đãi thuế theo hướng hỗ trợ các chi phí đầu tư, đào tạo lao động; hỗ trợ cho tăng trưởng xanh và bảo vệ môi trường…, kể cả áp dụng các biện pháp hỗ trợ về tài chính thông qua thuế, theo chuẩn chung của OECD.

Bộ Tài chính cũng ghi nhận những kiến nghị của các hiệp hội về hướng dẫn thuế đối với các dịch vụ số xuyên biên giới, theo hướng khẳng định chủ quyền về thuế của Việt Nam và tuân thủ theo các thông lệ quốc tế.

Về thuế tiêu thụ đặc biệt, đại diện Tổng cục Thuế cho hay, Bộ Tài chính ghi nhận ý kiến của doanh nghiệp để sửa đổi theo hướng bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng hợp lý, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp trong nước, cũng như doanh nghiệp nước ngoài.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính mong muốn các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam nghiên cứu các biện pháp qua thuế nhằm bảo vệ môi trường như thuế các-bon, cắt giảm khí thải. Đồng thời, mong muốn các hiệp hội doanh nghiệp tiếp tục đồng hành cùng Bộ Tài chính tham gia xây dựng các chính sách để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế bền vững.

Sẽ xây dựng luật mới về năng lượng tái tạo

Trong lĩnh vực công thương, Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An cho biết, Thủ tướng Chính phủ đang yêu cầu Bộ Công thương sớm hoàn thiện Quy hoạch Điện VIII và Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Các mục tiêu chính trong 2 quy hoạch quan trọng này bao gồm: bảo đảm an ninh năng lượng; thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng một cách mạnh mẽ để đạt mục tiêu các cam kết vào 2050; bảo đảm tiếp cận năng lượng của nền kinh tế và người dân với chi phí hợp lý.

Nhận định đây là 3 mục tiêu song hành và rất thách thức, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho hay, Bộ Công thương đang xây dựng các chương trình rất nghiêm túc để thực hiện các mục tiêu này. Hiện Bộ Công thương đang nghiên sửa đổi Luật Điện lực, sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, xây dựng mới một luật về năng lượng tái tạo và phát triển ngành năng lượng tái tạo nội địa để nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, giảm giá thành sản xuất điện năng.

Chuẩn bị các giải pháp ứng phó, tận dụng cơ hội từ cải cách thuế toàn cầu

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên phát biểu tại Diễn đàn

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Trần Quý Kiên trả lời tại Diễn đàn cho hay, dù thời hạn góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã kết thúc, nhưng cơ quan soạn thảo vẫn hoan nghênh và tiếp thu toàn bộ các ý kiến của các tổ chức, cá nhân để dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội vào phiên họp cuối năm nay sẽ là một dự thảo có tính khả thi, có chất lượng tốt nhất, trong đó những quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tiếp cận tài nguyên đất sẽ có tính khả thi và cởi mở hơn. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng và trình dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) nhằm khắc phục những bất cập hiện nay trong phân bổ, sử dụng nguồn nước.

Đối với phản ánh về thuế tài nguyên và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản ở Việt Nam còn chưa cạnh tranh, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ghi nhận ý kiến và cho biết, dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi) đang được xây dựng và dự kiến trình Quốc hội ban hành vào năm 2024 sẽ có những quy định để thu hút được các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty lớn của quốc tế vào lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh và tiềm năng, ví dụ như khai thác bauxite ở Tây Nguyên, khai thác titan ở miền Trung và Bình Thuận, khai thác đất hiếm tại khu vực Tây Bắc của Việt Nam…

Về ý kiến thuế carbon có thể tạo nguồn tài chính cho Quỹ tài chính xanh trong khu vực, Thứ trưởng đánh giá cao quan điểm này và cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và có thể vận hành thị trường carbon trong nước, hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính bắt đầu từ năm 2025.

Ở lĩnh vực ngân hàng, nhiều ý kiến doanh nghiệp phản ánh về các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số. Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng, đây là vấn đề được Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm và chỉ đạo trong suốt thời gian vừa qua. Ngành ngân hàng là ngành đầu tiên ban hành Thông tư về eKYC, về xác thực điện tử. Đây là chìa khóa để thực hiện chuyển đổi số và thực hiện ngân hàng số.

Ngân hàng Nhà nước hiện đã ban hành xong Thông tư về bảo lãnh điện tử và Thống đốc đã có chỉ đạo về cho vay trên môi trường điện tử. Ngân hàng Nhà nước đang phối hợp với các bộ, ngành xử lý vấn đề giao dịch điện tử, chữ ký điện tử cho hoạt động ngân hàng và hy vọng sẽ thu được kết quả tích cực, đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống ngân hàng./.

顶: 26踩: 6585