当前位置: 当前位置:首页 > Thể thao > 【ngoại hạng ý】Bóng bay thổi: Độc hại khôn lường 正文

【ngoại hạng ý】Bóng bay thổi: Độc hại khôn lường

2025-01-26 02:56:54 来源:Empire777 作者:Cúp C1 点击:882次

Vô tư cho con thổi bóng

Thổi bóng bay là sở thích của rất nhiều trẻ em,óngbaythổiĐộchạikhônlườngoại hạng ý có thể mua bóng thổi ở bất kì hàng tạp hóa, bách hóa nào; ngay ở cổng trường học cũng có bày bán mặt hàng này. Cứ thấy bong bóng bán ở đâu trên đường là trẻ lại đòi bố mẹ mua. Vì chi phí của trò chơi này không cao nên các bậc phụ huynh thường đáp ứng yêu cầu của trẻ.

Chị Nguyễn Thị Thanh (Cầu Giấy, HN) cho biết: “Con nhà tôi mới 2 tuổi nhưng rất thích thổi bóng, cứ thấy mấy anh chị có bóng là đòi mẹ mua. Tôi thấy các cha mẹ khác cho con chơi loại đồ chơi này nhiều nên nghĩ nó cũng không độc hại gì. Chỉ thấy cháu mỗi lần nghịch bong bóng là lại thôi màu ra ở tay và miệng, tôi chỉ đem cháu đi rửa vì sợ làm dơ bẩn vào quần áo và đồ ăn”.

Việc trẻ nhỏ tiếp xúc với bóng dưới các hình thức như chơi bóng, thổi bóng, ngậm miệng vào bóng hay đôi khi nuốt phải bóng không là điều quá quan trọng đối với người lớn, vì họ cho đó là trò chơi vô hại.

Phụ huynh vô tư cho con em chơi bóng bay thổi
Phụ huynh vô tư cho con em chơi bóng bay thổi

Trên thế giới, nhiều nước đã có những quy định nghiêm ngặt cho việc chơi bóng bay ở trẻ, trên mỗi loại bóng cũng ghi rõ là dành cho đối tượng nào. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì hầu như chưa có bất cứ kiểm soát chặt chẽ nào về chất lượng, độ tổn hại cũng như màu sắc của từng loại bóng bay. Nguồn gốc các loại bóng bay ở nước ta hiện nay chủ yếu nhập từ Trung Quốc và tự sản xuất. Cách sản xuất chủ yếu là tự phát và chưa có quy trình kiểm soát chặt chẽ, vì thế tính chất độc hại lại càng cao hơn.

Có thể gây ung thư

Theo KS Vũ Tân Cảnh, Phòng Nghiên cứu Vật liệu Polyme - Compozit, Viện Khoa học Vật liệu (Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam), nguyên liệu chính làm bóng bay được làm bằng mủ chích từ cây cao su cùng các hóa chất: lưu huỳnh, chất xúc tiến, bột màu, bột tan. Trong đó, lưu huỳnh được sử dụng nhằm mục đích lưu hóa mủ cao su giúp dẻo, dai, không bị dính.

Chất xúc tiến giúp mủ cao su khi nấu lên được nhanh khô. Chất quặng bột tan thường có màu trắng được dùng để phết lên bóng bay sau khi hoàn thành để bóng bay không bị dính, dễ tách ra khi thổi. Còn phẩm màu nhằm tăng các màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng. Các chất màu này đều sử dụng bột màu công nghiệp và chứa các kim loại độc hại như màu đỏ có chất chì, màu xanh và vàng có chất crom...

Hầu hết các loại bóng bay hiện nay đều sử dụng công thức trên nên rất độc cho trẻ nhỏ khi thổi, ngậm hay cầm tay. Bởi các chất như lưu huỳnh, chất xúc tiến, bột màu đều là hóa chất công nghiệp. Các chất này khi còn dư sẽ rất độc hại đối với sức khoẻ trẻ nhỏ.

Hệ lụy nặng nhất các chất này để lại là gây ung thư cho trẻ. “Chất này dễ dàng dây ra khi trẻ ngậm, thổi. Điều này dễ nhận thấy như khi trẻ cầm, thổi sẽ có màu trên tay, miệng. Chất bột có mùi hôi, hắc...”, KS Vũ Tân Cảnh khuyến cáo.

Bóng bay cao su chứa nhiều hóa chất độc hại rất nguy hiểm cho trẻ
Bóng bay cao su chứa nhiều hóa chất độc hại rất nguy hiểm cho trẻ

Không những thế, các chuyên gia cũng khẳng định nguồn gốc bóng bay vào nước ta hiện nay chủ yếu từ hai nguồn chính là nhập từ Trung Quốc và tự sản xuất. Cách sản xuất chủ yếu là tự phát và chưa có quy trình kiểm soát chặt chẽ. Để làm bóng bay không khó. Người ta có thể đặt khuôn bằng sứ với các hình dáng khác nhau như tròn, dài, tim, thỏ. Mủ cao su trộn các chất phụ gia, sau đó nhúng khuôn vào mủ, đưa lên sấy với nhiệt độ nhẹ, khoảng 40 - 50oC. Tiếp đến, cho chất chống dính, chờ khô và lột ra khỏi khuôn. “Chính cách làm dễ dàng, tự phát và mong muốn lợi nhuận cao, hầu hết bóng bay đều được làm một cách gian dối nên càng độc”, KS Vũ Tân Cảnh nhấn mạnh.

PGS.TS Trần Hồng Côn - Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, cũng cho rằng bóng bay độc nhiều ở chất liệu và phẩm màu. Vì các bậc phụ huynh chưa biết nên “ấu trĩ” cho trẻ thổi bóng, chơi bóng và khả năng nhiễm độc càng cao. Mặt khác, bóng bay cũng có nguy cơ làm trẻ hóc, nuốt phải khi thổi. Tuy nhiên, đây là hóc cơ học nên dù có bóng bay hay hạt nhãn... cũng vẫn khiến trẻ nguy hiểm.

“Bóng bay như con dao sắc, các bậc phụ huynh cần tránh cho trẻ ngậm, thổi hay cầm nắm trực tiếp. Việc cầm trực tiếp cũng khiến chất màu thôi ra tay, rồi trẻ lại ngậm, mút tay gây độc”, PGS.TS Trần Hồng Côn khuyến cáo.

KS Vũ Tân Cảnh cho rằng, vì chưa kiểm soát được chất lượng nên nhân dịp các nước EU cấm trẻ con chơi bóng bay, Việt Nam cũng nên cấm. Chỉ nên sử dụng ở lĩnh vực trang trí, thả bay...

Thanh Nguyên

作者:Nhà cái uy tín
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜