【bong da like】Kiểm toán Nhà nước chuyển cơ quan điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật

QLTT kiểm tra 557.156 vụ việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh hàng hóa,ểmtoánNhànướcchuyểncơquanđiềutravụviệccódấuhiệuviphạmphápluậbong da like dịch vụ Chuyển Công an điều tra 2 vụ có dấu hiệu buôn lậu Điều tra doanh nghiệp có dấu hiệu mua bán hóa đơn trốn thuế
Kiểm toán Nhà nước chuyển cơ quan điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật
Quang cảnh buổi họp báo.

Kiến nghị tăng thu giảm chi ngân sách 21.346,33 tỷ đồng

Theo Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (KTNN) Vũ Ngọc Tuấn, tổng hợp kết quả chính từ 248 báo cáo kiểm toán năm 2023, KTNN đã kiến nghị tăng thu giảm chi ngân sách nhà nước (NSNN) 21.346,33 tỷ đồng, kiến nghị khác 28.595,09 tỷ đồng.

Đồng thời, KTNN kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc hủy bỏ một số nội dung không phù hợp với quy định pháp luật hoặc chưa phù hợp với thực tiễn của 198 văn bản. Đồng thời, kết quả kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán năm trước cho thấy 92% kiến nghị tăng thu, giảm chi NSNN đã được thực hiện.

Vụ trưởng Vụ Tổng hợp cũng điểm qua một số kết quả kiểm toán liên quan đến lĩnh vực thu - chi NSNN, quyết toán NSNN, nợ công…

Theo đó, KTNN xác nhận nợ công tính đến 31/12/2022, tổng số nợ công 3.557.668,28 tỷ đồng giảm 1,63% so với năm 2021, bằng 37,26% so với GDP. Các chỉ tiêu nợ công năm 2022 trong giới hạn cho phép của Quốc hội. Nợ công bình quân đầu người là 35,77 triệu đồng/người giảm 0,94 triệu đồng/người so với năm 2021 (năm 2021 là 36,71 triệu đồng/người).

Về quyết toán NSNN, kết quả kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN năm 2022 trình Quốc hội nêu rõ, còn tình trạng HĐND của một số địa phương phê chuẩn quyết toán NSĐP không đúng thời hạn quy định; 23 địa phương được kiểm toán, HĐND phê chuẩn báo cáo quyết toán ngân sách địa phương (NSĐP) nhưng chưa điều chỉnh đầy đủ số liệu theo kiến nghị của KTNN tại các báo cáo kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP, trong đó có 12 địa phương chưa điều chỉnh giảm quyết toán, giảm chi chuyển nguồn NSĐP, giảm kết dư NSĐP để nộp trả ngân sách trung ương (NSTW) số tiền 1.488,036 tỷ đồng.

Kết quả kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP cho thấy, một số địa phương hạch toán chuyển nguồn kinh phí không phù hợp quy định 11.785,98 tỷ đồng (KTNN đã điều chỉnh tương ứng tại báo cáo quyết toán của 39 địa phương, chi tiết tại mục chi chuyển nguồn)…

Tại họp báo, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (KTNN) cũng thông tin về kết quả kiểm toán 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; chuyên đề việc đầu tư mua sắm, ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin, các hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin giai đoạn 2020-2022; chuyên đề việc quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ giai đoạn 2020-2022; chuyên đề việc quản lý, sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách do địa phương quản lý giai đoạn 2020-2022; chuyên đề việc quản lý, sử dụng quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam và các địa phương giai đoạn 2020-2022…

Cũng tại họp báo, KTNN cũng công bố công khai kết quả kiểm toán môi trường và kiểm toán các đề án, chuyên đề lớn mà KTNN đã thực hiện trong năm 2023, cũng như kết quả kiểm toán lĩnh vực doanh nghiệp; đặc biệt nêu rõ những phát hiện kiểm toán liên quan đến các tồn tại, hạn chế trong chấp hành, quyết toán NSNN; những bất cập, hạn chế về cơ chế, chính sách…

Ban hành Quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng

Cũng tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc từ khi thành lập đến nay, đã có bao nhiêu cuộc kiểm toán được KTNN chuyển hồ sơ sang cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hà Thị Mỹ Dung cho biết, KTNN đã ban hành Quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.

Đồng thời khẳng định đây là một tài liệu rất quan trọng của KTNN để đảm bảo khi kiểm toán viên phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, vi phạm pháp luật thì KTNN sẽ có quy trình kiểm toán riêng.

Theo bà Hà Thị Mỹ Dung, hiệu quả hoạt động kiểm toán của KTNN tập trung chủ yếu ở khía cạnh phòng ngừa, phát hiện ra sai phạm và kiến nghị xử lý tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước; kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách và chấn chỉnh trong công tác quản lý và sử dụng ngân sách, tài chính, tài sản công.

Trong quá trình kiểm toán, khi phát hiện những vấn đề, vụ việc có dấu hiệu tội phạm, KTNN sẽ kiến nghị hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để điều tra làm rõ, xem xét xử lý theo quy định

Bà Dung cho biết, trong thời gian qua, KTNN đã chuyển 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật cho cơ quan điều tra các cấp; 2 vụ việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an điều tra xử lý; cung cấp gần 2.000 hồ sơ, báo cáo kiểm toán cho các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các cơ quan điều tra và các cơ quan khác có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát.

Trong tổng số 40 vụ việc, đến nay, các cơ quan điều tra đã xử lý, giải quyết xong 35 vụ việc (trong đó, 14 vụ việc đã khởi tố, điều tra, xử lý; 21 vụ việc có ý kiến để điều tra, giám định) và một số cuộc khác cần có thời gian để tiếp tục điều tra, xác minh trong thời gian tới.

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung cho biết, trong quá trình phối hợp với các cơ quan điều tra xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, KTNN luôn nhận được sự hỗ trợ rất tích cực, kịp thời của các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan điều tra.

Tuy nhiên, bà Dũng cũng cho biết, để xử lý dứt điểm tất cả các vụ việc không phải là việc đơn giản, nhiều vấn đề cần có thời gian để điều tra, xác minh. Vì vậy, trong thời gian tới, KTNN sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa và có các văn bản, quy chế phối hợp với các cơ quan liên quan.

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
下一篇:Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia