Tại hội thảo,ạothuậnlợichodoanhnghiệpkhigiaodịchđiệntửtronglĩnhvựctàichígiải u21 anh ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, việc tăng cường giao dịch điện tử giúp các DN tiết kiệm chi phí, thời gian, đồng thời giảm nhũng nhiễu phiền hà cho DN khi hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các cán bộ phụ trách. Về phía Nhà nước, sẽ tiết kiệm được khá nhiều nguồn lực, giải quyết công việc hiệu quả hơn, quản lý chặt chẽ hơn với sự liên kết về mặt thông tin. Tuy nhiên, hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong thời gian qua, theo ông Tuấn, vẫn còn những thách thức. Đơn cử như hiện nay có hơn 97% doanh nghiệp sử dụng giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, hải quan nhưng các cơ quan khác vẫn yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hồ sơ chứng minh đã thực hiện thủ tục thuế, hải quan dạng giấy. Vậy là DN đã làm thủ tục điện tử vẫn phải in, sao kê chứng từ… . Trong khi đó, Nghị định 27/2007/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính đã ban hành hơn 10 năm, đến nay, phần lớn quy định của Nghị định không còn phù hợp với thực tiễn và hệ thống pháp luật hiện hành. Các quy định chưa được sửa đổi của Nghị định 27 thiên về mô phỏng thực hiện theo phương thức giấy tờ truyền thống trên môi trường điện tử, chưa mạnh dạn khai thác lợi thế của phương thức điện tử (xử lý tự động, giảm thao tác thủ công và can thiệp của con người), do đó hạn chế đén tính hiệu quả của việc triển khai giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Để giải quyết những bất cập và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, ông Nguyễn Việt Hùng - Phó cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính cho biết, hiện Bộ Tài chính đang đề xuất xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định 27/2007/NĐ-CP. Những nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung tại Nghị định này sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động của DN liên quan đến sử dụng chữ ký số, chuyển chứng từ giấy sang chứng từ điện tử, hủy hiệu lực, tiêu hủy chứng từ điện tử … trong các lĩnh vực: thuế, hải quan, kế toán, kiểm toán, chứng khoán, hoạt động dịch vụ tài chính, bảo hiểm. Cũng theo ông Nguyễn Việt Hùng, dự thảo Nghị định thay thế sẽ khắc phục các hạn chế của Nghị định hiện hành, đồng thời tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc triển khai giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, góp phần thực hiện các mục tiêu của Đảng và Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông; giảm gánh nặng chi phí đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa; cải thiện môi trường kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hội nhập quốc tế./. Đức Minh |