Nhận định này được đưa ra tại Hội thảo "Quyền người tiêu dùng Việt Nam - các vấn đề và giải pháp" do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas) tổ chức sáng nay (12/3).
98% người dân "thờ ơ" với cơ quan bảo vệ người tiêu dùng
Tại Hội nghị,ìsaongườitiêudùngViệtkhướctừquyềnlợicủamìthứ hạng của young boys ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đánh giá, đa số người tiêu dùng Việt Nam hiện nay không quan tâm tới quyền lợi chính đáng được bảo vệ của mình cũng như trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi mua sản phẩm.
Toàn cảnh Hội thảo
“Khi tham gia giao dịch mua bán hàng hóa, người tiêu dùng thường chỉ quan tâm tới thông tin cơ bản như ngày sản xuất, giá cả, thương hiệu, nguồn gốc... Đặc biệt, họ chủ yếu dựa vào thông tin có sẵn trên mạng xã hội hay tham khảo kinh nghiệm từ những người quen khi mua sản phẩm”, ông Hùng phân tích.
Kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) thực hiện vào đầu năm 2015 cho thấy, có tới 46% người tiêu dùng mua phải hàng kém chất lượng/số lượng so với quảng cáo, 40% mua phải hàng có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng.
Đặc biệt, có gần 90% người tiêu dùng Việt Nam không biết cơ quan, hiệp hội bảo vệ quyền người tiêu dùng; 98% người dân không là hội viên của hội nhóm, câu lạc bộ bảo vệ người tiêu dùng.
Người tiêu dùng chưa tin tưởng vào cơ chế bảo vệ
Cũng theo Kết quả khảo sát trên, chỉ có 2-3% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng các kênh khiếu nại hoặc khởi kiện khi quyền của mình bị vi phạm. Nguyên nhân khiến người tiêu dùng “ngại” đòi hỏi hay đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình là do sợ mất thời gian, không tin vào cơ chế bảo vệ và sợ tốn tiền.
Nói về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hà (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, tôi có thói quen mua hàng hóa qua một số trang bán lẻ trên mạng. "Nhiều lần bị “dính” hàng rởm, hàng kém chất lượng, dù trên hàng có ghi tên công ty, địa chỉ sản xuất đàng hoàng, nhưng tôi chưa bao giờ có ý định khiếu nại", bà Hà cho biết.
Thậm chí, nhiều khi mua hàng điện tử ở trung tâm điện máy có tiếng, dùng 1, 2 lần sản phẩm đã hỏng hóc vì là sản phẩm có giá trị nhỏ nên không muốn bảo hành. Những lúc như vậy lại tặc lưỡi, lần sau rút kinh nghiệm...
Chỉ có 2-3% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng các kênh khiếu nại. Ảnh: ST
“Thông thường, khi mua một sản phẩm hàng hoá bị hỏng hay kém chất lượng, người tiêu dùng thường có tâm lý buông xuôi, dễ bỏ qua, cùng lắm là chia sẻ thông tin với bạn bè, người quen trên mạng xã hội hoặc tẩy chay sản phẩm đó. Có thể nói, người tiêu dùng Việt thiếu tính chủ động và thờ ơ với việc bảo vệ quyền lợi của chính mình”, ông Hùng nhận xét thêm.
Cần sự chủ động từ nhiều phía
Trước thực trạng như hiện nay, đại diện Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đề xuất, Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông nhằm nâng cao năng lực chủ động của người dân về quyền người tiêu dùng, cơ chế khiếu nại sẵn có.
Đồng thời, theo ông Hùng, đã đến lúc cần nghĩ đến việc xây dựng cơ chế tài chính cho các quỹ bảo vệ người tiêu dùng. Qũy này có thể lấy ngân sách từ tiền phạt các công ty sai phạm khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Bên cạnh đó, cần đơn giản hoá thủ tục khiếu kiện tập thể, có đại diện cho các cộng đồng người tiêu dùng chủ động bảo vệ quyền của mình. Đồng thời tạo điều kiện cho các hội bảo vệ quyền của người tiêu dùng, các tổ chức xã hội khởi kiện với mục đích lợi ích công cộng.
Ngoài ra, đối với Bộ Công thương, Bộ cần hỗ trợ cho các câu lạc bộ người tiêu dùng những khoá tập huấn nhằm nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng.
Còn về phía người tiêu dùng, cần phải tăng tính chủ động hơn nữa trong cách tiếp cận với những thông tin quy định, luật bảo vệ tiêu dùng nhằm có thêm thông tin để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình./.
Tuấn Linh
顶: 7164踩: 92126
【thứ hạng của young boys】Vì sao 98% người tiêu dùng Việt khước từ quyền lợi của mình?
人参与 | 时间:2025-01-25 00:19:20
相关文章
- Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- Thuốc lá lậu chưa tới hồi kết
- Hơn 1.800 ca Covid
- WHO lần đầu tiên công bố báo cáo về tác động nghiêm trọng của bệnh tăng huyết áp
- Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- Tàn dư của bão Koinu gây ra lũ lụt tại Hồng Kông (Trung Quốc)
- Bị nghi dùng ChatGPT viết luận, nửa lớp không thể tốt nghiệp
- Ấn Độ phê duyệt kế hoạch 7 tỷ USD điện khí hóa giao thông công cộng
- Sách Tết cháy hàng sau trong tuần đầu mở bán
- Các tỉnh phải linh hoạt tạo luồng xanh mới đảm bảo chuỗi cung ứng nông sản
评论专区