【nhận định bóng đá u20 hôm nay】Các tỉnh phải linh hoạt tạo luồng xanh mới đảm bảo chuỗi cung ứng nông sản

nông sản

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn phát biểu tại diễn đàn trực tuyến chiều 29/7. Ảnh: Khánh Linh

Chiều ngày 29/7,áctỉnhphảilinhhoạttạoluồngxanhmớiđảmbảochuỗicungứngnôngsảnhận định bóng đá u20 hôm nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức “Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu sản phẩm trồng trọt trong điều kiện Covid-19”.

Thiếu shipper khó duy trì cung ứng

Tại diễn đàn, đại diện sở NN&PTNT một số tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 cho biết, sau khi có sự vào cuộc của Tổ công tác 970 của Bộ NN&PTNT, tổ công tác của Bộ Công thương, nhiều vấn đề trong khâu lưu thông nông sản đang được tháo gỡ.

Tuy nhiên, cái khó của nhiều địa phương, hợp tác xã, doanh nghiệp hiện nay là thiếu lực lượng lao động thu hoạch, vận chuyển nông sản, shipper vì vướng nhiều quy định phòng chống dịch.

Ông Châu Tiến Thọ - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang cho biết, hiện tỉnh đã thu hoạch được 40% diện tích lúa hè thu với sản lượng dự kiến vụ này đạt 800.000 tấn. Tổ phản ứng nhanh của tỉnh đã kịp thời gỡ rối khiến việc lưu thông, vận chuyển khá ổn định.

"Tuy nhiên, cái khó của địa phương hiện nay là việc tiêu thụ lúa gặp khó khăn do thương lái không thể đến thu mua, khâu thu hoạch cũng đang vướng vì nhiều nơi nông dân không được ra đồng nên thiếu lao động trầm trọng. Nếu không giải quyết kịp thời có thể làm đứt gãy vụ thu đông, ảnh hưởng đến nguồn cung lúa gạo." - ông Thọ nói.

Trong khi đó, Hợp tác xã Mỹ Thạnh (Long An) lại đang gặp khó với quy định giờ giới nghiêm không được ra đường sau 18 h ở TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương khiến hợp tác xã vô cùng khó trong vận chuyển.

Không địa phương, hợp tác xã mà nhiều siêu thị - chuỗi cung ứng thực phẩm ở các tỉnh phía Nam cũng cho rằng, thiếu shipper khó duy trì cung ứng.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - Phó Tổng giám đốc Công ty VinCommerce, đại diện chuỗi siêu thị Vinmart Đồng Nai, cho biết: “Hiện tại Đồng Nai đang đóng chợ truyền thống nên khách dồn vào siêu thị. Nếu người dân không được ra đường sau 18 h, shipper siêu thị cũng không thể giao hàng. Nhiều shipper đến chốt, lại không giao được cho người dân và phải quay đầu. Trong quá trình ấy, hàng hóa hỏng rất nhiều.” - bà Thủy nêu rõ.

Có thể áp dụng phương thức "nằm vùng"

Phát biểu tại diễn đàn, ông Phạm Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, các tỉnh, thành phố đang tự làm đứt gãy chuỗi cung ứng bằng những quy định không thống nhất. "Dù yêu cầu thực hiện Chỉ thị 15 hoặc 16 nhưng Chính phủ cũng giao cho các tỉnh linh hoạt tùy từng địa phương để áp dụng. Ví dụ: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương thuộc vùng đỏ thì cần thiết phải siết chặt nhưng những nơi khác thì vừa áp dụng nghiêm các điều kiện phòng chống dịch nhưng vẫn phải đảm bảo cho lưu thông hàng hóa" - ông Tuấn nói.

Ông Phạm Anh Tuấn cũng đề nghị, các địa phương nên cho đội ngũ shipper chuyên nghiệp của các doanh nghiệp bưu chính, vận chuyển lớn hoạt động và quản lý, giám sát chặt đội ngũ này vì "muốn người dân ngồi yên ở nhà thì phải cho shipper hoạt động mới đảm bảo chuỗi cung ứng." - ông Phạm Anh Tuấn nói.

Lấy câu chuyện tỉnh Bắc Giang tiêu thụ vải thiều khi đang là điểm nóng dịch Covid-19, ông Tuấn cho rằng, muốn tiêu thụ được nông sản thì các tỉnh cũng phải tạo luồng xanh. Các tỉnh phải thống nhất được mùa vụ mới có giải pháp tạo luồng xanh các mùa vụ đó. Nếu khó khăn vận chuyển liên tỉnh, liên vùng có thể áp dụng phương thức "nằm vùng", mỗi đội xe chỉ hoạt động ở một khu vực, đến cửa ngõ sẽ có xe trung chuyển vận chuyển đi tiêu thụ.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng phải chủ động kiến nghị với lãnh đạo địa phương để có cơ chế linh hoạt duy trì hoạt động khi đảm bảo điều kiện phòng, chống dịch Covid-19.

Đồng tình với quan điểm này, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 đang xây những vùng an toàn trong 19 tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, ông Trần Thanh Nam đề nghị các tỉnh, thành tự xây dựng bộ quy chuẩn cho những vùng này, để đảm bảo sản xuất nông nghiệp.

"Từ bài học của Bắc Giang có thể giao cho sở NN&PTNT các địa phương chịu trách nhiệm ký xác nhận tính an toàn của lô hàng, xe đi đến đâu, lái xe, lô hàng an toàn với dịch Covid-19 để khơi thông những đứt gãy trong chuỗi cung ứng phía Nam." - ông Trần Thanh Nam nói.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Khánh Linh