【bxh afc cup】Nhà báo Nguyễn Ái Quốc
Bác Hồ đọc Báo Nhân Dân (1951).
Hồ Chí Minh là nhà báo cách mạng vĩ đại, là người sáng lập ra báo chí cách mạng Việt Nam. Mỗi tên gọi, mỗi bút danh Người dùng đều gắn liền với sự kiện lịch sử, những bước ngoặt trong hành trình cứu nước của Người.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã viết khoảng 2.000 bài báo với 174 bút danh khác nhau. Những tác phẩm báo chí của Người là những tác phẩm lý luận quan trọng, là cẩm nang chỉ đường cho Ðảng và Nhân dân ta trong mỗi bước đường cách mạng.
Bác Hồ đọc Báo Nhân Dân (1951). Ảnh tư liệu |
Bài báo đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc là “Yêu sách của Nhân Dân An Nam” đăng trên Báo Nhân Ðạo ra ngày 18/6/1919, với bút danh Nguyễn Ái Quốc. Ðây là cái tên bắt đầu một chặng đường mới trong hành trình cứu nước của Người. Từ đây bắt đầu một thời kỳ hoạt động sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc - linh hồn của phong trào những người Việt Nam yêu nước tại Pháp.
Năm 1922, tại Pa-ri, thủ đô nước Pháp, Hội Liên hiệp thuộc địa do Nguyễn Ái Quốc và một số người hoạt động cách mạng của An-giê-ri, Tu-ni-si, Ma-rốc… sáng lập và xuất bản tờ báo Người cùng khổ (Le Paria) in bằng tiếng Pháp. Báo Người cùng khổ ra số đầu tiên ngày 1/4/1922 với tiêu đề Diễn đàn của các dân tộc thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút và quản lý. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc, Báo Người cùng khổ vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng, thúc đẩy các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh cách mạng.
Những năm Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Pháp, chính quyền thực dân coi Nguyễn Ái Quốc là nhân vật nguy hiểm. Chúng huy động cả một lực lượng mật thám thường xuyên theo dõi thu thập tài liệu về Người. Ðã có hàng vạn trang tài liệu liên quan đến hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. Song, không một trở lực nào có thể ngăn nổi ý chí, nghị lực, quyết tâm cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
Với bút danh Nguyễn Ái Quốc, Người viết hàng trăm bài báo phục vụ sự nghiệp tuyên truyền cách mạng. Trong khoảng thời gian từ năm 1919-1926, bút danh Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng nhiều nhất và viết các tác phẩm quan trọng đối với cách mạng Việt Nam như: “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925). “Ðường kách mệnh” (1927). Cuốn đầu là bản cáo trạng đối với chủ nghĩa thực dân Pháp nói riêng và chủ nghĩa đế quốc nói chung nhằm thức tỉnh đồng bào Việt Nam và các dân tộc bị áp bức, cuốn sau là định hướng cho hành động cách mạng.
Cuối năm 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật sang Liên Xô hoạt động và bắt đầu viết báo bằng tiếng Nga. Bài báo của Nguyễn Ái Quốc có tiếng vang là bài viết cho báo Pra-đa (Sự thật) khi Lê-nin qua đời.
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc lại bí mật sang Quảng Châu (Trung Quốc) hoạt động và bắt đầu viết báo bằng tiếng Trung Quốc cho nhiều tờ báo của nước này.
Ngày 21/6/1925, cũng tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh xuất bản tờ báo Thanh Niên, cơ quan của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Ðồng chí Hội. Và ngày 21/6 được ghi thành mốc “Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam”.
Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh xuất bản Báo Lửa kách mệnh. Báo in khổ nhỏ, đóng thành tập cho dễ phổ biến. Nội dung Báo Lửa kách mệnh nhằm hướng dẫn Nhân dân ta bước vào con đường bạo lực cách mạng.
Mùa thu 1928, Nguyễn Ái Quốc bí mật đến Thái Lan, Người góp ý đổi tên tờ báo Ðồng Thanh của Việt kiều thành tờ Thân Ái dùng làm cơ quan tuyên truyền cách mạng trong Việt kiều. Nguyễn Ái Quốc còn tham gia viết bài và chỉ đạo tờ báo này.
Sau khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, tháng 2/1941, Bác Hồ sáng lập Báo Việt Nam độc lập ở căn cứ địa Việt Bắc. Số đầu tiên, Bác đánh số 101, ra ngày 1/8/1941. Báo Việt Nam độc lập đã góp phần đẩy mạnh tuyên truyền cổ động, tổ chức Nhân dân vào các đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.
Bài báo cuối cùng của Bác Hồ kính yêu là: “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” đăng trên Báo Nhân Dân số 5526, ra ngày 1/6/1969. Trong 50 năm viết báo và làm báo từ năm 1919-1969, những bài viết của Bác Hồ - lời văn sắc sảo và châm biếm, mỗi bài báo của Người là một tờ hịch chiến đấu và là một bản cáo trạng đanh thép đối với chủ nghĩa đế quốc.
Bác Hồ đã sử dụng báo chí làm công cụ cực kỳ sắc bén để chống thực dân Pháp, đế quốc tuyên truyền cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Ðối với Bác Hồ của chúng ta, báo chí là phương tiện đấu tranh cách mạng, báo chí là một mặt trận và người làm báo là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
Tại Ðại hội lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 16/4/1959, Bác Hồ đã nói lên quan điểm làm báo của mình là để “chống thực dân, đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Bác khẳng định quan điểm của người làm báo cách mạng là “để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình. Ðể phục vụ quần chúng”.
Bằng toàn bộ kinh nghiệm làm báo và hoạt động cách mạng của mình, Bác đã căn dặn những người làm báo: “Người làm báo cần phải học nhiều nhất trong xã hội, học nơi công tác thực tế và quan trọng nhất là học ở Nhân dân, quần chúng lao động”.
Nói chuyện với các nhà báo, có lần Bác tâm sự: “Nếu các bạn viết báo mà quần chúng hiểu, quần chúng ham đọc, quần chúng khen hay - thế là các bạn tiến bộ”.
Nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là tấm gương nhà báo tiêu biểu nhất. Người để lại nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm quý báu về làm báo cách mạng. Những người làm báo, viết báo hôm nay rất tự hào về điều đó và nguyện phấn đấu làm theo lời dạy của Người, tạo ra những bước chuyển biến lớn trong sự nghiệp đổi mới của báo chí./.
Vũ Bạ
-
'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhauBộ trưởng Bộ KH“Bắt tay” vượt khóHình ảnh phổi bị tàn phá của bệnh nhân CovidTăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9Thêm 3.207 ca Covid7 người trong gia đình ở Bình Định về từ TP.HCM dương tính CovidNhiều ngành hàng XK tỷ USD khấp khởi với CPTPPVỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dânViệt Nam công bố thêm 159 bệnh nhân Covid
- ·Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
- ·Đà Nẵng ghi nhận thêm 18 ca dương tính Covid
- ·Thanh Hóa ghi nhận ca lây nhiễm Covid
- ·Hà Nội có 12 ca dương tính Covid
- ·Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
- ·Lập khẩn 5 trung tâm hồi sức tích cực Covid
- ·Năng suất lao động Việt Nam bằng 87% so với Lào
- ·69/139 người liên quan ổ dịch công ty thực phẩm Thanh Nga âm tính Covid
- ·Ngày 3/1: Giá cao su thế giới đồng loạt giảm, trong nước đi ngang
- ·Trung tâm hồi sức 'kêu' thiếu thuốc, Bộ trưởng điều ngay 50.000 lọ thuốc giãn cơ
- ·Đăng ký đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ trước ngày 31/3
- ·Bố mẹ mất vì Covid
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·Hàng loạt chính sách ngành Công Thương có hiệu lực từ tháng 1/2018
- ·Bộ Y tế: F0 điều trị tại nhà sẽ được cấp một túi thuốc
- ·Hình ảnh lần đầu tiên Đà Nẵng tiêm vắc xin Covid
- ·Vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội: Người dân bất lực hờ cứu hỏa
- ·Thâm hụt thương mại hơn 6,5 tỷ USD từ ASEAN
- ·Bộ NN&PTNT có cấm xây thêm nhà máy thức ăn chăn nuôi?
- ·Trung Quốc đẩy mạnh dùng xăng sinh học, sắn Việt “sốt” hàng
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·Giá phân bón sắp tăng vì Trung Quốc hạn chế xuất khẩu?
- ·Năm 2018, cơ hội cho những nhà đầu tư vàng?
- ·TP.HCM đề xuất, ưu tiên tiêm vắc xin Covid
- ·Cán bộ Đoàn sáng tạo, hăng say cống hiến
- ·Trên 100 gian hàng giới thiệu sản phẩm Lào tại TP.HCM
- ·Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
- ·Cần Thơ có thêm 29 ca dương tính Covid
- ·Bộ trưởng Y tế: Có vắc xin Covid
- ·Kinh tế 2018: Tăng tốc để phát triển bền vững
- ·Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
- ·Hà Nội thêm 18 ca Covid
- ·Ổ dịch Covid
- ·Đất nước có tỷ lệ dân số nhiễm Covid
- ·Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- ·Hà Nội thêm 20 ca mắc Covid