【xem ty so bong da hom nay】Kinh tế 2018: Tăng tốc để phát triển bền vững

时间:2025-01-25 11:26:08来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín

kinh te 2018 tang toc de phat trien ben vung

Chất lượng tăng trưởng sẽ cao hơn

TheếTăngtốcđểpháttriểnbềnvữxem ty so bong da hom nayo dự báo, kinh tế Việt Nam năm 2018 sẽ diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới năm 2018 tiếp tục đà phục hồi, tăng trưởng cao, khởi sắc hơn so với năm 2017. Triển vọng lạc quan về tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu năm 2018 sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và XK của Việt Nam, nhất là khi tận dụng tốt cơ hội của các hiệp định thương mại đã ký kết. Ngoài ra, với nền tảng vĩ mô tương đối ổn định, những cải thiện mạnh mẽ về cơ chế chính sách liên quan đến cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách hành chính, giảm chi phí kinh doanh... được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt thực hiện sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả, hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động của DN trong nước, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

Với việc hoàn thành 13 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2017, đặc biệt, tăng trưởng kinh tế vượt mục tiêu, đạt 6,81%, đây được xem là nền tảng để kinh tế 2018 tiếp tục tăng tốc, phát triển bền vững. Chính phủ xác định, thách thức chủ yếu của Việt Nam đến từ các yếu tố nội tại của nền kinh tế như: mô hình kinh tế chủ yếu dựa trên lao động giá rẻ, trình độ công nghệ thấp. Bên cạnh đó, những yếu tố như khai thác dầu khí, than, đóng góp của Samsung, Formosa, kiều hối... đều đã được tận dụng trong năm 2017 và khó có khả năng có mức tăng bứt phá.

Tiếp tục cải cách mạnh mẽ về thể chế

Dự kiến các chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2018:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,5-6,7% so với năm 2017; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7-8% so với năm 2017; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 33-34% GDP; Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%.

Kinh tế 2018 có nền tảng bước đầu khi thời gian qua cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, mô hình tăng trưởng đã có chuyển dịch tích cực, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và chuyển dần sang khu vực sản xuất, chế biến, chế tạo và dịch vụ. XK hàng hóa tăng trưởng ấn tượng khi vượt xa chỉ tiêu đề ra từ đầu năm. Khu vực dịch vụ có tăng trưởng tốt trong năm 2017 khi đóng góp khoảng 8% cho GDP, đặc biệt là thương mại bán lẻ, tài chính ngân hàng, du lịch…

Theo các chuyên gia kinh tế, tuy mô hình kinh tế hiện nay chưa thể chuyển ngay từ chiều rộng sang chiều sâu trong một thời gian ngắn, song để có tăng trưởng bền vững, cần tiếp tục cải thiện mạnh mẽ về các cơ chế chính sách liên quan đến cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách hành chính, giảm chi phí cho kinh doanh.

Nhấn mạnh việc cần tiếp tục tái cơ cấu mạnh mẽ nền kinh tế, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH&ĐT) cho rằng, nền tảng để tái cơ cấu thành công chính là cải cách thể chế. “Phát triển bền vững bắt đầu từ yếu tố thể chế. Thời gian qua chúng ta đã bước đầu làm tốt vấn đề này, vì thế năm 2018 cần phát huy, tăng tốc cải cách thể chế để tiếp tục tháo cởi những khó khăn cho DN. Trong đó, phải đổi mới cán bộ, bộ máy, dù đây là thách thức lớn những phải xoáy vào để thực hiện một cách hiệu quả nhất. Cải cách thể chế không chỉ dừng lại ở văn bản mà phải áp dụng ngay vào thực tiễn sản xuất kinh doanh”, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ nói.

PGS. TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội cũng cho rằng, năm 2018 phải tiếp tục cải cách mạnh môi trường đầu tư, làm thế nào để cải cách mạnh mẽ nhất cho các DN, các hộ kinh doanh tiếp tục có điều kiện thuận lợi để phát triển. Trong năm 2017, chúng ta đã làm được nhiều việc trong việc cải thiện điều kiện kinh doanh cho DN, tuy nhiên, trên thực tế, các DN vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Chìa khóa tăng trưởng

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2018 được xác định là 6,5-6,7%, được các chuyên gia đánh giá là hợp lý, đảm bảo kiểm soát được chất lượng tăng trưởng. Theo người đứng đầu Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, năm 2018 một số dự án lớn trong lĩnh vực chế biến, chế tạo sẽ đi vào hoạt động và mở rộng sản xuất có thể đóng góp tích cực trong tăng trưởng như dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, sản xuất thép Formosa, phân bón dầu khí Cà Mau, cao su Đà Nẵng; các dự án ngành xi măng, alumin... tức là không chỉ Samsung mà còn rất nhiều dự án lớn trong nhiều lĩnh vực sẽ đi vào sản xuất trong năm tới.

Liên quan đến ba trụ cột của cơ cấu lại nền kinh tế (cơ cấu lại DNNN, đầu tư công và thị trường tài chính), các chuyên gia cho rằng, rút kinh nghiệm của năm 2017, sang năm 2018, cần tăng tốc giải ngân đầu tư công vào cơ sở hạ tầng nhằm sớm phát huy hiệu quả của các công trình này, xóa bỏ tình trạng “đầu năm thong thả, cuối năm vất vả”. Bên cạnh đó, với việc thu về gần 5 tỷ USD từ thoái vốn ở Sabeco cuối năm 2017, cần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc cổ phần hóa, thoái vốn tại các DNNN lớn, qua đó có thể bổ sung nguồn lực lớn cho ngân sách.

Một vấn đề được nhắc đến như là nhiệm vụ trọng tâm đối với Việt Nam không chỉ riêng năm 2018, chính là cải thiện năng suất lao động. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tăng năng suất đang có vai trò ngày càng quyết định đối với tăng GDP của Việt Nam, việc tăng năng suất lao động đóng góp khoảng 89% tăng trưởng GDP năm 2017. Việt Nam có nhiều tiềm năng, dư địa và cơ hội để gia tăng tốc độ tăng năng suất, như phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn lực, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, áp dụng khoa học – công nghệ để tăng năng suất của từng DN, từng nội ngành kinh tế… Như vậy, có thể coi tăng năng suất chính là chìa khóa để mở rộng cánh cửa tăng trưởng bền vững cho Việt Nam, làm được điều đó, nền kinh tế sẽ vận hành trơn tru và chúng ta sẽ không phải tính toán quá nhiều cho con số tăng trưởng GDP như thời gian qua.

TS. Trương Văn Phước, quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia:

Ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu quan trọng. Năm 2018, tập trung chỉ đạo tăng cường sản xuất kinh doanh, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Chúng tôi tính toán và thấy rằng trong vài ba năm tới, nếu tín dụng ở Việt Nam tăng ở mức 18-20%, đương nhiên là với giả định kinh tế thế giới như hiện nay, thì không gây áp lực nhiều cho ổn định vĩ mô. Đối với đất nước chúng ta, nguồn lực vốn cho đầu tư vẫn là một nhân tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

相关内容
推荐内容