Từng bước tiến hội nhập Khái niệm hội nhập xuất hiện từ Đại hội VIII của Đảng nhưng ý tưởng về hội nhập kinh tế quốc tế ra đời từ rất sớm. Cuối tháng 12/1946,ênPhóThủtướngVũKhoanChuyệnchưabiếtvềhậutrườngđàmpháxembd live Bác Hồ đã gửi cho Liên hợp quốc một bức thư, trong đó có tuyên bố Việt Nam sẵn sàng hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, sau đó nước ta rơi vào cuộc chiến tranh xâm lược rất dài nên không thực hiện được. Đến giữa những năm 1980, Việt Nam bắt đầu chuyển đổi mô hình kinh tế, thể chế trong nước, chuyển sang kinh tế thị trường, đồng thời mở cửa ra bên ngoài, vừa đổi mới vừa mở cửa. | Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan (trái) và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Zoellick ký Hiệp định Thương mại song phương (tháng 12/2001) |
Nùm 1987, Quốc hội thông qua Luật đầu tư nước ngoài đầu tiên, mở một kênh ra thế giới bên ngoài trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hoạt động hội nhập trước hết của Việt Nam là làm việc với các thể chế tài chính, tiền tệ quốc tế, trở thành thành viên của WB, ADB và IMF. Rồi đến bước tiếp theo là bình thường hóa quan hệ với Liên minh châu Âu bằng một hiệp định giữa Việt Nam với tổ chức này. Cũng thời gian đó, năm 1994, Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận kinh tế với Việt Nam và đến năm 1995, Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao. Cũng trong năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, đồng thời tiến hành tham gia đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Năm 1996, Việt Nam gia nhập Diễn đàn kinh tế Á - Âu. Năm 1998, Việt Nam tham gia APEC. Năm 2000, Việt Nam ký Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ. Đến năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam tiến lên thêm một bậc cao nữa là ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA). Hiện Việt Nam đã ký kết 10 FTA, chờ phê chuẩn 3 FTA và đang đàm phán 3 FTA khác. Như vậy, có thể nói, cho đến nay, Việt Nam đã có cơ chế mở cửa kinh tế với toàn thế giới, vì 16 FTA đó bao gồm những đối tác thương mại hàng đầu của thế giới, chiếm tuyệt đại đa số GDP toàn cầu, cũng như thương mại toàn cầu. “Nói như vậy để thấy hội nhập của chúng ta tiến từng bước, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ khu vực đến toàn cầu. Có thể nói, Việt Nam đã hội nhập hoàn toàn và triệt để. Trong quá trình đó, mọi hành động đều theo đường lối, chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Bộ Chính trị. Đảng lãnh đạo rất chặt chẽ và xuyên suốt” - nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan chia sẻ. Chuyện hậu trường đàm phán Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhớ lại: Khi Việt Nam gia nhập ASEAN, tôi là người được cử đi để làm các việc “bếp núc” chuẩn bị các thủ tục, lúc ấy tôi là Thứ trưởng Bộ ngoại giao. Đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm khi ấy là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, anh sang Bangkok trước, tôi ở lại họp thường vụ Bộ Chính trị để bàn việc Việt Nam “gia nhập hay không gia nhập” ASEAN, cuối cùng đã quyết định gia nhập. Lúc tôi sang Bangkok, đến phần có kết nạp Việt Nam hay không, ở nhà Bộ Chính trị đã quyết định gia nhập, nhưng khi các bạn ASEAN mời tôi vào phòng riêng để làm thủ tục thì lại phát sinh ra một việc, mình phải ký vào một hiệp định tổng thể về thuế quan ưu đãi. Lúc ấy còn ngỡ ngàng lắm, chưa biết thế nào nhưng đường hướng gia nhập chung đã có rồi. Chúng tôi quyết định đàm phán với các bạn là, trước mắt Việt Nam chưa ký ngay được. Việt Nam gia nhập ASEAN về chính trị trước đã, như thế sẽ có thời gian để cân nhắc thêm về hợp tác kinh tế. Về Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), hiệp định đã đàm phán xong từ năm 1999, lúc đó đồng chí Trương Đình Tuyển là Bộ trưởng Bộ Thương mại cũng đã sẵn sàng cùng đi với Thủ tướng Phan Văn Khải sang Auckland để ký nhưng đến phút chót, mình thấy có một số điều khoản chưa phù hợp lắm nên mới đề nghị là đàm phán thêm. Đến năm 2000, tôi về Bộ Thương mại, một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà Đảng và Nhà nước giao cho tôi đó là hoàn thành nốt đàm phán để ký được BTA. Sang đó đàm phán, kết quả ký được hiệp định đó, theo chỉ đạo rất chặt chẽ của Bộ Chính trị. Quá trình đàm phán WTO bắt đầu từ năm 1995, khi tôi về Bộ Thương mại, sau đó lên làm Phó Thủ tướng phụ trách đối ngoại, thì đây cũng là một nhiệm vụ trọng tâm. Vì đã có kinh nghiệm ký BTA với Hoa Kỳ rồi nên những nội dung trong đàm phán WTO cũng theo tiêu chuẩn quốc tế (giống như BTA) nhưng có mức độ rộng hơn và cao hơn. WTO cũng được Bộ Chính trị chỉ đạo rất chặt chẽ, nếu như BTA với Hoa Kỳ phải đến 9 lần xin ý kiến thì đàm phán WTO chỉ xin những chủ trương, đường nét khuôn khổ lớn. Bộ Chính trị giao cho tôi chỉ đạo các ban, ngành để thực hiện. | Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan trao đổi với phóng viên Báo Công Thương |
Tôi nói như thế để thấy rằng, đây là những sự kiện rất lớn của đất nước nên được sự chỉ đạo rất chặt chẽ của Đảng, của Bộ Chính trị từ tư duy đến đường lối, chính sách, rồi những bước đi cụ thể. Đằng sau những câu chuyện ngoại giao, đàm phán, hội nhập, tôi muốn nói đến hai điều. Thứ nhất, đàm phán gì chăng nữa, dù là kinh tế, khoa học hay văn hóa thì đằng sau cũng là chính trị. Lợi ích về kinh tế và lợi ích về chính trị song song với nhau. Thứ hai, trong đàm phán phải nắm được phía đối tác muốn gì, phía ta muốn gì; ta có gì và nhân nhượng đến đâu và đối chiếu với phía đối tác, tìm điểm trùng rồi mới đi đến thỏa thuận được. “Biết mình biết người, biết thời thế, biết luật chơi”… đã giúp ích cho tôi rất nhiều trong đàm phán. Đấy là 2 bài học cơ bản, áp dụng cả vào đàm phán thương mại, chính trị và kinh tế. Chuyện về đám phán kết thúc BTA với Hoa Kỳ, chính tôi hiểu là mình cần thị trường, vì hàng hóa của mình đến năm 2000 đã phát triển tương đối rồi. Muốn bán được thì phải có thị trường, mà Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, mình cần là đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, không có quan hệ với Hoa Kỳ rất khó tham gia các thể chế quốc tế... |