【kèo nhà cái k cộng】Ngát hương dự trữ đất Phương Nam
Đây là chuyến đi có những trải nghiệm đầy xúc động trước những câu chuyện hy sinh lặng thầm của những người làm công tác dự trữ quốc gia (DTQG) ở vùng đất này…
Chất lượng DTQG luôn được đặt lên hàng đầu
Anh Lê Minh Hồng,áthươngdựtrữđấtPhươkèo nhà cái k cộng Cục trưởng, Cục DTNN khu vực Tây Nam Bộ vồn vã đón chúng tôi ở sân bay quốc tế Cần Thơ. Nụ cười tươi sáng của anh khiến tôi hồi hộp chờ đợi về một vùng đất mới với những con người mới của công việc… cũ.
“Chi cục DTNN Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, là khu vực có tiềm ẩn về thiên tai lớn như triều cường, lũ lụt. Hiện nay chi cục quản lý hai điểm kho, bố trí xung quanh khu vực Cần Thơ. Số cán bộ công chức hiện nay có 28 cán bộ, kể cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Những năm trước, các điểm kho của chi cục khá sập xệ, xuống cấp vì đều được tiếp nhận từ hệ thống kho được xây dựng từ trước những năm 1980. Thế nhưng, những năm gần đây, được sự quan tâm của lãnh đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục DTNN, các điểm kho của chi cục Cần Thơ được sửa sang, nâng cấp như ngày hôm nay.” - Anh Lê Minh Hồng khoe.
Theo chân anh Lê Minh Hồng và các anh chị ở Chi cục DTNN Cần Thơ đi tham quan trụ sở và điểm kho, ngoài sự khang trang, hiện đại của điểm kho Trà Nóc 1, tôi đặc biệt ấn tượng với cảnh quan xung quanh. Nơi đây vẫn giữ được màu xanh mát rượi do các anh chị thủ kho ươm trồng với cả vườn cây xanh… Chỉ một khoảng đất trong Chi cục nhưng đã giúp cho đơn vị vừa được bảo vệ môi trường, cảnh quan xung quanh kho, vừa tự túc được rau xanh...
Tạm biệt điểm kho Trà Nóc 1, sáng sớm ngày hôm sau, chúng tôi đến với Cục DTNN khu vực Cửu Long. Trên đường đi, chúng tôi được đi qua khu văn phòng của Cục DTNN khu vực Tây Nam Bộ. Nếu như điểm kho Trà Nóc được “thay da đổi thịt” thì ở đây tất cả vẫn còn khiêm nhường, cũ kỹ. Cục trưởng Lê Minh Hồng chia sẻ, điều kiện làm việc như thế này là tốt rồi. Quan trọng nhất là chỗ bảo quản hàng DTQG phải được khang trang, đầy đủ để hàng DTQG luôn đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng là anh em thấy vui mừng và yên tâm nhất.
Hết lòng vì nghề
Sau gần 3 giờ đồng hồ, đoàn xe chúng tôi đã tới Cục DTNN khu vực Cửu Long, là đơn vị mới được thành lập từ năm 2010, đặt ở tỉnh Vĩnh Long. Anh Nguyễn Văn Khoa, Cục trưởng Cục DTNN khu vực Cửu Long đã hồ hởi dẫn chúng tôi đi tham quan nơi làm việc mà Cục đã thuê tạm trong 5 năm qua, cũng rất khiêm nhường và cũ kỹ. Thế nhưng giữa không gian ấy, với tôi, câu chuyện của những người cán bộ nơi đây lại luôn mới. Các anh, các chị khoe đợt vừa rồi xuất gạo hỗ trợ học sinh, dù rất ít cán bộ thế mà cùng một lúc Cục vẫn kịp giao gạo đúng hẹn với các em. “Lúc ấy, chúng tôi làm ngày làm đêm, không chỉ là cán bộ trực tiếp mà cả cán bộ gián tiếp. Mười hai giờ đêm hay một giờ sáng xuất quân đi Bến Tre, Trà Vinh, Long An là chuyện thường tình”- Anh Khoa nói.
Từ câu chuyện ăm ắp niềm tâm huyết ấy, đoàn công tác chúng tôi được anh Nguyễn Văn Khoa đưa đến tham quan điểm kho của Chi cục DTNN Vĩnh Long. “Với sự quan tâm của Tổng cục, hệ thống kho tàng đã từng bước sửa chữa nâng cấp nhưng với số vốn còn hạn chế nên hệ thống kho vẫn chưa đồng bộ và còn phân tán. Đến nay Cục chưa có kho nào trong hệ thống kho tuyến I, nên cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình bảo quản hàng hóa dự trữ”, anh Nguyễn Văn Khoa cho biết.
Ở đây, tôi đã rất xúc động khi nghe mọi người kể về hoàn cảnh của anh Nam, một cán bộ thủ kho. Vợ chồng anh có con trai nhỏ, hiện nay đang bị ốm, biết vợ một mình chăm con rất vất vả nhưng anh vẫn dành trọn thời gian tập trung cho công việc, kho hàng luôn ngăn nắp, trật tự, đảm bảo an toàn. Quả là, còn nhiều khó khăn, từ khó khăn về cơ sở vật chất đến hoàn cảnh gia đình nhưng trên hết các anh, các chị vẫn vượt qua tất cả, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Chiều hôm ấy, đoàn công tác chúng tôi đến chi cục DTNN Tháp Mười, trực thuộc Cục DTNN khu vực Cửu Long được bố trí ở tỉnh Đồng Tháp. Trời đã nhá nhem tối, thế mà các anh, các chị chi cục vẫn chờ đoàn. Chi cục có vỏn vẹn 9 cán bộ, trong đó có những em còn lứa tuổi đôi mươi, nhiều người trong số họ chưa lập gia đình, mới vào ngành nhưng không hề quản ngại khó khăn khi nhận nhiệm vụ công tác ở một vùng xa xôi, hẻo lánh để trông giữ kho hàng DTQG.
Tôi nhớ mãi ánh mắt và gương mặt mộc của chị Hà, kế toán trưởng của Chi cục DTNN Tháp Mười. Quê chị ở tận miền trung xứ Nghệ, chị theo chồng vào đây. Cả hai anh chị đã gắn bó với ngành DTQG trên 20 năm rồi. Tôi hỏi thăm về đời sống, chị cười và vui vẻ nói: “Cả 2 vợ chồng đều làm trong ngành dự trữ, những năm gần đây nhờ có sự quan tâm của cấp trên, đời sống đã được cải thiện hơn nhiều nhưng vẫn còn vất vả lắm em à. Anh chị có đất vườn, tranh thủ trồng cây trái, nuôi lợn, gà và cuộc sống trông cả vào đấy. Tiền lương thì lo cho con đi học và tiêu vặt! Chị Hà nói thêm: Ở đây anh em đều như thế, có gia đình 2 đời làm Dự trữ cũng vậy!”
Được đi, được gặp những con người bình dị này, tôi mới hiểu rằng, vượt qua tất cả, trên hết các anh, các chị luôn coi “đơn vị là nhà, đồng nghiệp là ruột thịt”, luôn hết lòng vì nghề, hy sinh thầm lặng và phấn đấu không mệt mỏi. Và tôi thật thấm thía những lời nhận xét của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN Lê Văn Thời về các anh, các chị: “Dù cuộc sống bên ngoài đầy sôi động, luôn đổi thay thế nhưng người cán bộ dự trữ nơi đây vẫn luôn chăm chỉ vượt khó, giành phần vất vả về mình để vừa giữ hàng DTQG đảm bảo về chất lượng và số lượng, vừa chạy đua với thời gian để đưa hàng dự trữ đến tận tay người dân một cách kịp thời…
Hồng Sâm (Ghi chép)