【kết quả tolima】“Đàn bà liêu xiêu”

时间:2025-01-11 17:09:12 来源:Empire777

Trong các trang viết ngắn mà đầy đủ, sắc gọn, thân phận, đời sống của mỗi nhân vật hiện lên khá rõ nét. Đó là những người thân trong gia đình: bố, mẹ, cậu, thím, người bạn, người tình... Không ai có đời sống giống ai, song tự họ đã hiện thành một xã hội đầy đủ và thu nhỏ. Những chuyến đi, những cung đường cũng là chủ đề chính trong phần viết của tác giả Hậu Khảo Cổ. Đi nhiều, trải nghiệm nhiều nên những gì chị thể hiện cũng đều thực tế và được bạn đọc yêu thích. Dona Đỗ Ngọc lại quan sát mọi việc, mọi người từ góc độ "người chụp" (chị là một photographer) nên hình ảnh con người, sự vật, sự việc đều đc cắt cúp căn chỉnh và đưa ra thông điệp rõ nét.

3 người 3 vẻ, họ đều đã qua bên kia sườn dốc của tuổi trẻ và nhan sắc, họ không viết văn bằng sự màu mè làm đỏm, mà văn chương với họ là sự kết tinh của yêu thương và kinh nghiệm. Đàn bà" mà chưa chắc "liêu xiêu" là ở chỗ đó. 

Nhà thơ Lê Minh Quốc đã nói về cuốn sách này trong phần giới thiệu, và dường như đó cũng là ý nghĩ chung của nhiều người khi cầm nó trên tay: "Tôi thích ba tác giả này lúc đứng chung trong một tập sách, bởi họ không cố ý phải làm văn, phải so so, phải cân nhắc, phải lựa chọn từng chữ mà họ chỉ viết theo mạch cảm xúc đang có. Nghĩ đến đâu, viết đến đó. Cảm xúc thế nào, viết ra thế ấy. Nghĩ cho cùng, đây cũng là một dạng viết của các tín đồ “chơi” Facebook toàn cầu. Nhờ thế, các bài viết dù ngắn, dài vẫn có những chi tiết thật và đời. Không bịa thêm, không hư cấu mà tự nó đã hấp dẫn, có sức sống riêng. Ngay cả câu cú, ngôn từ, sử dụng chữ cũng khác với cách viết trên văn bản truyền thống. Sức mấy văn bản truyền thống chấp nhận kiểu bông lơn mà họ đã thể hiện trong thế giới ảo: “kệ mịa”, “xang chọng”, “like còm”, “hồi xoan”, “đẹp chai”, “nhíp da”, “nhà zăn nước goài”, “ziết zăn”, “đi học đàng goàng”, “zồng khoai”, “dek thèm” v.v… 

Điều này không phải làm rối rắm tiếng Việt, bởi trong ngữ cảnh hài hước một cách thầm trầm, bông đùa một cách thân mật thì Beo Hồng, Dona Đỗ Ngọc, Hậu Khảo Cổ đã cố tình sử dụng như một thủ pháp gây cười. Mà người ta chấp nhận được, không phải phàn nàn gì. Vui thôi mà. Đời sống thế giới mạng, dù muốn dù không, tự nó đã có những quy ước riêng trong phong cách thể hiện. Đố có văn bản hành chính nào có thể quy định, bắt buộc nổi rằng phải viết thế này, phải viết thế kia. Thì, cứ để xem “chữ nghĩa” ấy có tồn tại lâu dài hay không là chuyện khác”.
推荐内容