【quảng châu vs】Xuất khẩu nông lâm thủy sản có thể hoàn thành mục tiêu 54 tỷ USD năm 2023

Xuất khẩu nông lâm thủy sản nỗ lực cán đích trong 2 tháng cuối năm
Xuất khẩu nông lâm thủy sản nỗ lực cán đích trong 2 tháng cuối năm 2023. Ảnh: TL

Bám sát vào các chiến lược quan trọng

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tháng 10 xuất khẩu nông lâm thủy sản (XK) ước đạt 4,81 tỷ USD, tăng 7,43% so với tháng 9/2023 và tăng 11,9% so với tháng 10/2022. Trong đó, nhóm nông sản 2,47 tỷ USD, tăng 31,1% so với tháng 10/2022; chăn nuôi 40 triệu USD, tăng 6%; lâm sản 1,28 tỷ USD, giảm 0,2%; thủy sản 850 triệu USD, giảm 5,9%; đầu vào sản xuất 162 triệu USD, giảm 12,3%.

Theo phân tích của Bộ NN&PTNT, ngoài sự tăng trưởng vẫn rất tích cực ở nhóm nông sản với mức trên 31% thì lâm sản và thủy sản đang thu hẹp đà giảm khá tích cực. Tuy nhiên, do các tháng đầu năm xuất khẩu giảm sâu nên tính chung 10 tháng giá trị xuất khẩu vẫn còn giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 43,08 tỷ USD.

Về sản xuất, 10 tháng đầu năm, sản lượng lúa đạt trên 39 triệu tấn, góp phần tích cực cho xuất khẩu gạo. Chăn nuôi tiếp tục tăng trưởng tốt và sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng của năm. Sản lượng thủy sản đạt 6,5 triệu tấn, tăng trưởng trên 3%. Lâm nghiệp cũng tăng trưởng tốt. Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 74,05%.

Trong đó, nhóm thuỷ sản 7,45 tỷ USD, giảm 20,5%; lâm sản 11,65 tỷ USD, giảm 19,3%; đầu vào sản xuất 1,64 tỷ USD, giảm 20,3%. Riêng nhóm nông sản và chăn nuôi có giá trị tăng. Cụ thể: XK nông sản đạt 21,94 tỷ USD, tăng 17% (đóng góp bởi giá trị XK nhóm hàng rau quả 4,91 tỷ USD, tăng 78,9%; gạo 3,97 tỷ USD, tăng 34,9%; hạt điều 2,92 tỷ USD, tăng 14,8%) và sản phẩm chăn nuôi 402 triệu USD, tăng 22%.

Về thị trường, 10 tháng đầu năm, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 22,8%, tăng 16,2%; Hoa Kỳ chiếm 20,6%, giảm 20,8% và Nhật Bản chiếm 7,5%, giảm 8,5%.

Đánh giá về kết quả này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, ngành Nông nghiệp đã bám sát vào các chiến lược đã đề ra. "Từ các chiến lược, việc thực hiện các đề án được lãnh đạo ngành đôn đốc và giám sát chặt chẽ với các mục tiêu đặt ra cho từng năm, trong giai đoạn và đến năm 2030 với các giải pháp để triển khai.” - ông Phùng Đức Tiến nói.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản nỗ lực cán đích trong 2 tháng cuối năm
Dự báo xuất khẩu sầu riêng trong năm 2023 sẽ đạt trên 2 tỷ USD. Ảnh: TL

Nhiều sản phẩm hồi phục sẽ đưa ngành Nông nghiệp sớm "về đích"

Với kết quả trên, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, ngành nông nghiệp sẽ đạt được các mục tiêu của năm 2023, trong đó có mục tiêu xuất khẩu đạt 54 - 55 tỷ USD, vì có nhiều mặt hàng tăng trưởng nổi bật.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phân tích, năm nay, xuất khẩu rau quả đạt kết quả tốt, 10 tháng đạt 4,91 tỷ USD, tăng 78,9%. Điển hình xuất khẩu sầu riêng trong năm 2023 sẽ đạt trên 2 tỷ USD. Xuất khẩu gạo 10 tháng đạt 3,97 tỷ USD với sản lượng 7,12 triệu tấn; hạt điều đạt 2,92 tỷ USD, tăng 14,8%. Sản phẩm chăn nuôi dù xuất khẩu chưa nhiều nhưng cũng tăng 22%.

Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các sản phẩm, hiện gói tín dụng 15.000 tỷ đồng dành cho lâm nghiệp và thủy sản sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng cũng như xuất khẩu của ngành. Tháng 9/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã giải ngân được 5.500 tỷ đồng. Đến nay con số này chắc chắn cao hơn nhiều. Các ngành này sẽ có thêm nguồn tài chính để doanh nghiệp dự trữ nguyên liệu, tăng cường chế biến, xúc tiến thương mại.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 76,86 tỷ USD, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu 43,08 tỷ USD, nhập khẩu 33,78 tỷ USD, xuất siêu 9,3 tỷ USD tăng 26,2% so với cùng kỳ năm trước.