当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kèo xiên】Máy tính bảng cho trẻ: Những hệ lụy khó lường!

【kèo xiên】Máy tính bảng cho trẻ: Những hệ lụy khó lường!

2025-01-25 18:06:07 [Nhà cái uy tín] 来源:Empire777

Máy tính bảng AIC Group có tên là Smart Education với màn hình 7,áytínhbảngchotrẻNhữnghệlụykhólườkèo xiên85 inch với độ phân giải 1024x768, CPU dual core, bộ nhớ lưu trữ 8GB, camera chính 3Mp, camera phụ 2Mp, kết nối mạng WiFi, pin 3.600mAh, hệ điều hành Android

Cùng là cây bút để viết, nhưng ở mỗi cấp học có nhu cầu và cách sử dụng khác nhau. Máy tính bảng cũng vậy.

Ở bậc tiểu học, đặc biệt là những lớp đầu đời, việc sử dụng máy tính bảng rất hạn chế. Nó chỉ là một công cụ hỗ trợ bổ sung, thậm chí như một món đồ chơi công nghệ.

Dùng máy tính bảng quá sớm và những hệ lụy

Chỉ nói tới một chuyện là tập viết chữ. Những năm đầu tiểu học, học sinh cần phải được học nắn nót viết chữ cho đúng và đẹp.

Không phải ngẫu nhiên mà các nhà sư phạm từ ngàn xưa và từ Đông sang Tây đều coi việc tập viết chữ cho trẻ em là vô cùng quan trọng - là chìa khóa cho cả một cuộc đời học tập sau này.

Rèn chữ không đơn giản chỉ là viết cho đúng, cho đẹp, mà còn là rèn cả nết người (biết kiên nhẫn, tỉ mỉ, có óc thẩm mỹ...).

Từ khi có máy tính cá nhân, ngay cả những người trước đây có nét chữ rất đẹp, nay xài máy tính quen rồi nên viết chữ xấu như gà bới. Vì thế, ý định cho trẻ tập viết trên máy tính bảng, hay bảng tương tác, là điều không tưởng.

Vì sao xưa nay người ta khuyến khích học sinh chép bài, ít nhất cũng là chép tóm lược bài học? Bởi khi chép bài như vậy, học sinh tập trung vào bài học hơn và nhớ lâu hơn.

Đó còn là một phương pháp để rèn luyện và phát triển trí nhớ cho con người ngay từ thời nhỏ tuổi. Vì thế, việc dùng bộ nhớ máy tính thay cho bộ nhớ con người là lợi bất cập hại.

Trẻ em có thể tiếp cận máy tính bảng từ tuổi nào cũng được, nhưng là với chức năng như một món đồ chơi. Còn sử dụng máy tính bảng như một công cụ học tập chính thức thì phải ở một độ tuổi nhất định nào đó, do các nhà chuyên môn nghiên cứu và khuyến cáo.

Có vô số hệ lụy mà người lớn có thể lường trước được do trẻ em lạm dụng máy tính các loại. Trước hết là mắt sẽ bị ảnh hưởng nặng với nguy cơ bị các tật bệnh về mắt như khúc xạ, khô mắt... cao hơn.

Rồi những tia bức xạ nguy hiểm cho cơ thể do tiếp cận gần gũi và thường xuyên với thiết bị điện tử. Học sinh trung học, thậm chí ngay cả sinh viên đại học, còn dễ bị trộm cắp hay bị cướp máy tính thì nói chi tới học sinh tiểu học!

Quan trọng nhất là màn hình

Không phải máy tính bảng nào cũng có thể được dùng cho học sinh. Ở các nước tiên tiến, tất cả vật dụng cho trẻ em đều phải bảo đảm các tiêu chuẩn riêng.

Máy tính bảng là một thiết bị nghe nhìn, càng có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn.

Không phải là một công cụ giáo dục điện tử

Xét về mọi khía cạnh, mẫu máy tính bảng Smart Education nhãn hiệu AIC Group vừa xuất hiện ở VN thực chất chỉ là một máy tính bảng có cài thêm những cuốn sách giáo khoa điện tử mà thôi. Nó không phải là một công cụ giáo dục điện tử cả về nội dung lẫn thiết bị. Cấu hình của nó rất thấp và nhất là màn hình - thành phần quan trọng nhất - lại có chất lượng cực thấp: màn hình chỉ 7,85 inch, độ phân giải thấp 976 x 768 pixel, độ sáng và tương phản yếu, không sắc nét, góc nhìn hẹp, độ cảm ứng không nhạy. Nó chạy hệ điều hành cũ Android 4.2.2, không có giao diện riêng cho một công cụ giáo dục điện tử.

Đại học Kentucky của Mỹ đưa ra tiêu chuẩn tối thiểu của máy tính bảng dành cho sinh viên là có CPU dual - core 1,3GHz hay Apple A5; bộ nhớ lưu trữ 32GB; kết nối không dây WiFi 802.11n; có cổng USB và nếu có thêm cổng HDMI càng tốt để dễ kết nối với màn hình lớn, máy chiếu hay bảng tương tác.

Trong khi đó Bộ Giáo dục bang Florida (Mỹ) vừa đưa ra hướng dẫn công nghệ cho nhà trường được áp dụng tới năm học 2018-2019 là máy tính bảng phải có màn hình từ 9,5 inch trở lên với độ phân giải tối thiểu 1024 x 768 pixel; RAM ít nhất 1GB; chạy hệ điều hành Android 4.0 trở lên...

Họ lưu ý là không chấp nhận sử dụng máy tính bảng có màn hình dưới 9,5 inch cho học sinh.

Trong các thành phần của máy tính bảng, quan trọng nhất là màn hình. Nhà sản xuất có thể tiết kiệm chỗ nào thì tùy, chứ không được đụng tới chất lượng màn hình.

Màn hình phải dùng loại có chất lượng cao, màu sắc chính xác, độ tương phản và độ sáng tốt, sắc nét, góc nhìn rộng và ít hại mắt.

Nếu không thể sử dụng màn hình công nghệ OLED (diode tự phát sáng hữu cơ) do còn quá đắt, màn hình ít nhất cũng phải dùng tấm nền IPS với đèn nền thuộc công nghệ LED. Đặc biệt với trẻ em vốn hiếu động, màn hình phải cứng cáp.

Các cấu hình khác là CPU tệ nhất là hai nhân (dual - core) để vừa mạnh, vừa hỗ trợ tốt tính năng đa nhiệm; bộ nhớ RAM thấp nhất cũng là 1GB (nếu chạy hệ điều hành Windows thì cần bộ nhớ RAM từ 2GB); bộ nhớ lưu trữ trong từ 8GB trở lên (nếu chạy Windows thì cần dung lượng từ 32GB trở lên); hỗ trợ thẻ nhớ ngoài.

Phải có kết nối không dây WiFi chuẩn 802.11b/n. Có microphone và loa. Có máy ảnh tương đối tốt ở cả hai mặt.

Nên chọn mô hình trường lớp thông minh

Cần phân biệt hai loại thiết bị đang có trên thị trường: máy tính bảng có cài đặt thêm sách giáo khoa, các ứng dụng dạy và học; và công cụ giáo dục điện tử.

Với máy tính bảng bình thường, ai cũng có thể cài đặt thêm các sách giáo khoa và ứng dụng giáo dục mà mình mua.

Còn với công cụ giáo dục điện tử (trong đó có sách giáo khoa điện tử), thiết bị phải có giao diện người dùng riêng và với những tính năng quản lý phù hợp.

Với thiết bị thứ hai này, học sinh chỉ được phép sử dụng các nội dung giáo dục được cài đặt sẵn và thực hiện các tác vụ được phụ huynh hay thầy cô cho phép (nghĩa là có kiểm soát).

Theo thiển ý của tôi, trong điều kiện VN bây giờ, đừng vội đặt ra mục đích là dùng máy tính bảng để thay thế sách giáo khoa và các công cụ dạy và học trong nhà trường. Ngay cả các nước tiên tiến và giàu có cũng chẳng dám mơ như vậy.

Máy tính bảng hay công cụ giáo dục điện tử vẫn chỉ nên là một công cụ hỗ trợ mang tính tùy chọn. Không ai phản đối những trường “đặc biệt” (như trường tư dành cho đối tượng phụ huynh có thu nhập cao) ứng dụng máy tính bảng cho việc dạy và học như một nét riêng của trường mình và được phụ huynh chấp nhận.

Chuyện ứng dụng công cụ này ra sao và ở mức độ nào lại là chuyện khác. Cũng chẳng ai phủ nhận các tính năng hữu ích của loại hình sách giáo khoa điện tử, công cụ học tập điện tử. Nhưng cũng chẳng ai đem sách giáo khoa điện tử đi so sánh và phủ nhận sách giáo khoa truyền thống.

Nếu phải lựa chọn, tôi vẫn thích mô hình những trường lớp thông minh, nơi thầy trò có thể tiếp cận các công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng dạy và học của mình.

Bên cạnh đó, Nhà nước nên có những chương trình phát triển các công cụ giáo dục điện tử chất lượng cao với giá rẻ hết mức có thể được để tạo điều kiện có nhiều học sinh được tiếp cận với công cụ thời đại này và được kết nối cùng cộng đồng.

Nhà báo Phạm Hồng Phước tìm hiểu máy tính bảng của AIC

Phạm Hồng Phước là nhà báo chuyên về mảng công nghệ và quốc tế. Ông là thành viên trong nhóm sáng lập tạp chí e-CHIP và giữ chức phó tổng biên tập phụ trách tạp chí e-CHIP tới năm 2008. Hiện nay, ông là chủ biên của Siêu Thị Số e-magazine và trang tin công nghệ Media Online. Ngoài danh hiệu Hiệp sĩ công nghệ thông tin do e-CHIP trao, ông còn liên tiếp tám năm liền (2007-2014) nhận giải thưởng Most Valuable Professional (MVP - tạm dịch: Chuyên viên có giá trị nhất) do Tập đoàn Microsoft trao cho những người có đóng góp, chia sẻ tri thức công nghệ - đặc biệt là về các sản phẩm Microsoft - cho cộng đồng.

Muốn tăng kỹ năng xã hội: tránh xa máy tính bảng

Nghiên cứu mới đây của ĐH California ở Los Angeles (Mỹ) cho thấy trẻ em sẽ cải thiện đáng kể khả năng giao tiếp, nhận biết cảm xúc và các kỹ năng xã hội nếu tránh xa điện thoại thông minh và máy tính bảng trong năm ngày liên tiếp.

Các nhà nghiên cứu đã tập hợp 50 trẻ lớp 6 và tổ chức một trại hè ngoài thiên nhiên cho các em, với một quy định duy nhất là cấm tất cả các thiết bị công nghệ cao. “Ý tưởng của nghiên cứu này xuất hiện khi tôi thấy con gái lớn của mình và các em của nó giao tiếp với nhau - báo Los Angeles Times dẫn lời chuyên gia Yalda Uhls, đồng tác giả nghiên cứu - Thay vì nói chuyện và nhìn vào mặt nhau, chúng chỉ nhắn tin và nhìn chằm chằm vào điện thoại”.

Chuyên gia Uhls và giáo sư Patricia Greenfield cho biết họ muốn quan sát cách trẻ nhỏ giao tiếp với nhau mà hoàn toàn không sử dụng công nghệ. Ở trại hè kéo dài năm ngày, các em học sinh không được tiếp cận các thiết bị điện tử. Các em được yêu cầu thực hiện hai thử nghiệm để đo lường khả năng nhận biết xã hội. Trong thử nghiệm thứ nhất, các em được yêu cầu đánh giá cảm xúc trên 48 bức ảnh chụp mặt người khác nhau. Trong thử nghiệm thứ hai, các em xem một đoạn băng tắt tiếng, và sau đó đánh giá về cảm xúc của những nhân vật xuất hiện trong đó.

Vào cuối trại hè, các em làm lại bài trắc nghiệm. Các nhà nghiên cứu thấy rằng trong khoảng thời gian năm ngày, các em đã cải thiện lỗi trong bài nhận biết cảm xúc qua ảnh từ trung bình 14,02 lỗi xuống còn 9,41 lỗi, trong khi với bài trắc nghiệm qua băng ghi hình, tỉ lệ đánh giá đúng của các em tăng từ 26% lên 31%. “Chúng tôi ngạc nhiên vì chỉ năm ngày lại tạo ra khác biệt lớn đến thế - chuyên gia Uhls cho biết - Thiếu giao tiếp trực diện đang thay đổi khả năng nhận biết cảm xúc của con người... Tôi thích công nghệ, các con tôi cũng thế, nhưng điều quan trọng là phải cân bằng được cuộc sống”.

Theo Tuổi trẻ

Samsung bị cướp 40.0000 thiết bị số tại Brazil

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读