7 năm nay,ỉlagravehọcbổxem bong da tivi 2 lần/năm vào đầu mỗi kỳ học, tổ chức từ thiện “Làn gió ấm” lại lên thành phố Đồng Xoài thăm, tặng học bổng cho các em và tháng 9 vừa qua là đợt thứ 14. Bà Bùi Thị Lý, Chủ tịch Hội Người mù TP. Đồng Xoài chia sẻ: “Hoàn cảnh con em người mù rất khó khăn, do cha mẹ bị mù, việc làm chủ yếu từ chẻ tăm tre, làm chổi bán dạo, đan thảm lau chân, đan dây đeo chìa khóa. Đa số các em đều phải tự học, đảm đương việc nhà, phụ cha mẹ làm hàng và đi phụ quán, dọn vườn thuê... Với các em bị mù, tuy cha mẹ là người sáng mắt, nhưng để học được văn hóa lên cao cần trải qua quá trình dài và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Học bổng không chỉ là sự động viên mà còn ghi nhận sự cố gắng của các em”.
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của TP. Đồng Xoài nhận học bổng “Làn gió ấm”
Với 1,2 triệu đồng/em/kỳ học cấp tiểu học, 1,5 triệu đồng cấp THCS, 1,8 triệu đồng cấp THPT, 2 triệu đồng đại học và 500 ngàn đồng/em/tháng tiền sinh hoạt phí Bệnh viện Mỹ Đức trao tặng, mỗi em có 8,4-10 triệu đồng/năm. Số tiền này giúp gia đình người mù, học sinh, sinh viên mù vơi bớt khó khăn mỗi khi kỳ học mới đến. Và điều đặc biệt hơn, những buổi trao học bổng đem tới sự tiếp nối, dẫn dắt tự nhiên người mù đến và gắn bó với việc học văn hóa, sau đó tự tin học lên cao, hình thành ước mơ, định hướng nghề nghiệp... Từ đó không còn tâm lý ngại học văn hóa, mà vượt qua hoàn cảnh kinh tế, điều kiện trường lớp đặc thù để phấn đấu và tin tưởng vào tương lai tươi sáng hơn.
Tại buổi trao học bổng còn có một hoạt động ý nghĩa khác, trực tiếp hun đúc niềm tin, tình yêu học văn hóa trong con em người mù, học sinh và sinh viên mù. Đó là cuộc thảo luận của các anh chị cùng cảnh đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng và THPT. Trong đó nổi bật có chia sẻ của sinh viên năm 3 Khoa Công tác xã hội Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh - Mai Đình Phúc - bị khiếm thị từ năm lớp 1. Phúc đã nói về tầm quan trọng của việc học văn hóa đối với người mù và cách người mù học tiếng Anh hiệu quả. Anh Phạm Văn Cảnh, hội viên người mù huyện Đồng Phú cho biết: “Tôi rất xúc động! Cháu Phúc nói rất đúng, vì sao trẻ em mù cần phải nỗ lực theo đuổi con đường học văn hóa? Vì các em đều muốn sau này không phải là gánh nặng đối với người thân. Xuất phát từ cuộc sống của tôi, nuôi sống bản thân và cho con ăn học (em Phạm Thị Thanh Hoa, lớp 12 Trường THPT Hùng Vương) rất chật vật, cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp hội và cộng đồng. Tôi mong qua tấm gương của Phúc, con gái sẽ nghị lực hơn, cố gắng, tự tin học tập để đảm bảo cuộc sống sau này”. Em Bùi Thị Ngọc Thắm, sinh viên năm 1 Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, nhà ở phường Tân Xuân (Đồng Xoài) nói: “Em rất nể phục nghị lực vươn lên của anh Phúc và sẽ luôn xem anh là tấm gương trong cuộc sống, học tập”.
Anh Nguyễn Hữu Vi, Trưởng đoàn “Làn gió ấm” chia sẻ: “Với các em không may bị mù, có cha mẹ bị mù, trao gửi được yêu thương tới nhau là tâm niệm. Chúng tôi mong qua từng buổi trao học bổng, ngoài chia sớt khó khăn cùng các em và gia đình, còn mang tới những câu chuyện, mẩu chuyện, tấm gương để đánh thức năng lực, kết nối với nhau, giúp các em tự tin vươn lên trong học tập, nâng cao giá trị bản thân”.
Cẩm Thơ