Quy định này được nêu tại Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng máy móc, trang thiết bị làm việc của cơ quan nhà nước, đang được Bộ Tài chính soạn thảo, nhằm sửa đổi, bổ sung, thay thế Quyết định số 170/2006/QĐ- TTg (QĐ 170) ngày 18/7/2006. 2 phương án trang bị thiết bị làm việc đặc thù QĐ 170 quy định trang thiết bị bao gồm: máy móc, trang thiết bị làm việc phục vụ trực tiếp cho cán bộ, công chức và phục vụ chung cho các cơ quan, đơn vị (như: bàn ghế ngồi, tủ đựng tài liệu, giá đựng tài liệu, bộ bàn ghế họp, tiếp khách …; thiết bị văn phòng: máy vi tính (để bàn, xách tay), máy in, máy fax, máy photocopy, điện thoại cố định và các trang thiết bị cho phòng họp, phòng hội trường cơ quan). Tuy nhiên, trong thực tế một số cơ quan có nhu cầu trang bị tài sản (TS) mang tính chất đặc thù để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của ngành mình (như: máy soi hàng hóa, hệ thống máy soi container … của ngành Hải quan; máy đo nhanh thủy phần các loại, máy hút khí, máy đo nồng độ khí CO2, N2, O2… của hệ thống Dự trữ Nhà nước). Vì vậy, Bộ Tài chính đề xuất phạm vi áp dụng bao gồm cả TS đặc thù phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, kèm theo đó là 2 phương án thực hiện. Cụ thể: Phương án 1: Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành tiêu chuẩn, định mức (chủng loại, số lượng) trang bị cho các cơ quan thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính. Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành tiêu chuẩn định mức cho các cơ quan địa phương, sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực HĐND cùng cấp. Theo Bộ Tài chính, thực hiện phương án này đảm bảo việc thỏa thuận, trang bị máy móc, trang thiết bị làm việc đặc thù tại các cơ quan nhà nước chặt chẽ, hạn chế được tình trạng lợi dụng để trục lợi. Tuy nhiên, TS đặc thù rất đa dạng, nên việc thực hiện theo phương án này là khó. Phương án 2: Đối với máy móc, trang thiết bị đặc thù có nguyên giá từ 500 triệu đồng/1 đơn vị TS trở lên, cơ bản thực hiện như phương án 1. Còn đối với trang thiết bị đặc thù có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/TS sẽ do thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành tiêu chuẩn, định mức. Bộ Tài chính cho biết, thực hiện theo phương án này vừa đảm bảo theo đúng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ và nhiệm vụ đặc thù của từng cơ quan, vừa giảm bớt được thủ tục hành chính, do không phải xin ý kiến của các cơ quan cấp trên. Tuy nhiên, phương án này dễ dẫn đến tình trạng lợi dụng, vì trong nhiều trường hợp, thiết bị đặc thù có chủng loại giống với các thiết bị phổ biến (như máy tính xách tay cho các ngành Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước…). Do đó, để tránh tình trạng này xảy ra, Bộ Tài chính đề xuất trình Chính phủ bổ sung một số nội dung như: việc mua sắm trang thiết bị đặc thù chỉ được thực hiện sau khi các bộ, ngành, địa phương đã ban hành tiêu chuẩn định mức và phù hợp với chủng loại, số lượng do thủ trưởng các cơ quan ban hành. Đồng thời, Kho bạc Nhà nước chỉ thực hiện kiểm soát chi và thanh toán đối với các trang thiết bị do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Nghiêm cấm việc trao đổi, tặng, biếu, cho
Về quy định nguyên tắc trang bị máy móc thiết bị cơ bản kế thừa quy định hiện hành. Tuy nhiên, để đảm bảo việc quản lý sử dụng theo các nguyên tắc quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (TSNN), nên dự thảo bổ sung một số nội dung như: Trường hợp một cán bộ giữ nhiều chức danh thì chỉ được áp dụng tiêu chuẩn định mức trang bị, sử dụng máy móc, trang thiết bị làm việc theo chức danh cao nhất. Máy móc, trang thiết bị làm việc của cơ quan được trang bị, quản lý, sử dụng theo đúng tiêu chuẩn, định mức quy định. Nghiêm cấm việc trao đổi, tặng, biếu, cho đối với tổ chức, cá nhân và trang bị tại nhà riêng cho cá nhân (trừ điện thoại công vụ). Nghiêm cấm việc cho thuê, cho mượn, điều chuyển trang thiết bị làm việc giữa các tổ chức, cá nhân khi chưa được phép của cấp có thẩm quyền. Đặc biệt, máy móc, trang thiết bị làm việc chỉ được thay thế khi đã sử dụng vượt quá thời gian, theo chế độ quy định hoặc bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng. Việc mua sắm các thiết bị này phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về mua sắm TSNN và chỉ được mua sắm khi đã được bố trí kinh phí trong dự toán NSNN được duyệt. Ngoài ra, để đảm bảo chủ động, linh hoạt trong việc mua sắm máy móc, trang thiết bị làm việc của các cơ quan, Bộ Tài chính cũng trình Chính phủ bổ sung quy định về thẩm quyền điều chỉnh mức giá mua máy móc, thiết bị làm việc của cơ quan thuộc phạm vi quản lý trong trường hợp vượt 5% đến 15% so với mức giá quy định (tương tự như quy định đối với việc mua sắm xe ô tô tại các cơ quan, đơn vị). Hạnh Thảo |