【ty so ajax】Thủ tướng: 'Tôi sẵn sàng đối thoại với bất kỳ ai về nền kinh tế Việt Nam'
Ngày 12/5 (theo giờ địa phương),ủtướngTôisẵnsàngđốithoạivớibấtkỳaivềnềnkinhtếViệty so ajax Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi làm việc với cộng đồng doanh nghiệp Mỹ do Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN (USABC) và Phòng Thương mại Mỹ (USCC) tổ chức, nhân dịp dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ, thăm và làm việc tại Mỹ và Liên Hợp Quốc.
Kinh tế Việt - Mỹ còn nhiều dư địa phát triển
Thủ tướng cho rằng, quan hệ Việt Nam và Mỹ trong lịch sử có những thăng trầm và đột phá. Đây là điều bình thường trong quan hệ quốc tế, cũng như cuộc sống đời thường giữa các cá nhân.
“Hôm qua, tôi có nói vui với một số quan chức trong các buổi làm việc: Trong một món ăn có các vị cay, chua, mặn, ngọt. Nếu món ăn không đủ vị thì không thành bữa ăn ngon, trong quan hệ Việt - Mỹ cũng vậy”, Thủ tướng ví.
Theo Thủ tướng, sau 27 năm bình thường hóa quan hệ, Việt Nam và Mỹ đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Kể từ khi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện năm 2013, hợp tác hai bên tiếp tục đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực, trong đó thương mại là một trụ cột đóng vai trò rất quan trọng của các doanh nghiệp.
Hai bên đã vượt qua những khác biệt và đạt được những nguyên tắc nền tảng cho quan hệ hai nước, đã được khẳng định trong Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam - Mỹ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Mỹ vào năm 2015, trong đó nhấn mạnh tôn trọng "thể chế chính trị, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau". Việt Nam đánh giá cao trong những năm qua Mỹ luôn ủng hộ một Việt Nam hùng mạnh, độc lập và thịnh vượng.
Người đứng đầu Chính phủ khái quát về mối quan hệ kinh tế giữa hai bên, trong đó, Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Mỹ.
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Mỹ năm 2000 là bệ phóng góp phần đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Kim ngạch thương mại hai nước năm 2021 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong đại dịch Covid-19, nhưng vẫn đạt gần 112 tỷ USD, tăng gần 280 lần so với mức 400 triệu USD năm 1995.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong ASEAN. Mỹ luôn là một trong những đối tác lớn nhất về đầu tư của Việt Nam, với tổng vốn đầu tư hơn 10 tỷ USD, nhưng điều này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.
"Thời gian vừa qua đã khẳng định tính bổ trợ rất cao giữa hai nền kinh tế, trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, chúng ta còn nhiều dư địa phát triển, nhiều việc phải làm để mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước", người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang tích cực triển khai chương trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, chương trình phục hồi nhanh và phát triển bền vững kinh tế xã hội.
Trong những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội có chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo có những bước tiến mạnh. Việt Nam đã đứng thứ 3 trong ASEAN về quy mô kinh tế số.
Ông khẳng định, Việt Nam thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về mở cửa nền kinh tế; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời hội nhập quốc tế tích cực, sâu rộng, hiệu quả. Đây là vấn đề có tính chất bổ sung, thúc đẩy lẫn nhau.
Trong đó, Việt Nam xác định lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; lấy ngoại lực là quan trọng, đột phá, thường xuyên.
“Tôi sẵn sàng đối thoại với bất kỳ ai trên thế giới về nền kinh tế Việt Nam, tình hình tại Việt Nam. Chúng ta làm việc phải dựa trên tinh thần chân thành, tin cậy và trách nhiệm. Khi hợp tác với nhau thì lợi ích hài hoà, rủi ro phải chia sẻ”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng khẳng định: Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy với các nước trên thế giới, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Chìa khóa là chân thành, lòng tin và trách nhiệm
Trả lời một số câu hỏi của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ về các lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu, lĩnh vực y tế, phòng chống dịch, cải thiện môi trường kinh doanh, an ninh mạng, Thủ tướng chia sẻ về hai nguyên tắc lớn.
Đây là những vấn đề mang tính toàn cầu, nên phải có cách tiếp cận toàn cầu với sự đoàn kết, chung tay, đề cao chủ nghĩa đa phương để hợp tác giải quyết. Đây cũng là những vấn đề toàn dân nên phải huy động sự tham gia của người dân, lấy người dân là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã thành lập Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số do Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch. Việt Nam có nhiều lợi thế như về nhân lực để chuyển đổi số, đồng thời có thể kế thừa bài học kinh nghiệm từ các nước đi trước trong lĩnh vực này; đang tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu lớn phục vụ chuyển đổi số.
Việt Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26 do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu và đang quyết liệt triển khai các giải pháp.
Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cho rằng, chuyển đổi năng lượng là vấn đề khó, phải có cách tiếp cận công bằng, công lý, các nước phát triển phải có trách nhiệm hỗ trợ các nước đang phát triển về thể chế, công nghệ, tài chính, nhân lực, quản trị.
Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh: Sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm là chìa khóa để các quốc gia giải quyết các vấn đề còn bất đồng, khác biệt trong một thế giới đầy biến động như hiện nay.
Sau bài phát biểu, cả khán phòng đã dành những tràng vỗ tay hưởng ứng lời Thủ tướng.
Nguyên Đại sứ Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) cho biết, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ coi Việt Nam là thị trường chiến lược ưu tiên. Doanh nghiệp Mỹ mong muốn được đóng góp vào tăng trưởng và thịnh vượng cho Việt Nam. “Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ có lợi thế để có thể giúp Việt Nam chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chống biến đổi khí hậu, phát triển y tế... Số lượng đông đảo doanh nghiệp Mỹ tham gia sự kiện này là minh chứng rõ ràng mà mối quan hệ mà USABC đặt niềm tin vào Việt Nam”, ông Ted Osius dẫn chứng. Nguyên đại sứ Mỹ cũng nhấn mạnh, điều quan trọng là lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau và “nhiều người ở đây dành cả sự nghiệp để xây dựng lòng tin giữa Mỹ với Việt Nam”. Một trong những biện pháp làm được là thông qua những chuyến thăm cấp cao để cùng thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Mỹ, ASEAN - Mỹ mang tính trung tâm trong châu Á, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. |
Thu Hằng (Từ Washington D.C)