【lich thi dau nhat ban】Chuyển giao kỹ thuật cho nông dân ngay tại hiện trường
Để sản xuất của bà con nông dân bảo đảm tính bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Ðầm Dơi phối hợp với các ngành chức năng tăng cường dạy nghề tại hiện trường. Cách làm này bước đầu giúp nông dân nắm vững quy trình kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, cho hiệu quả kinh tế cao trên cùng diện tích, đồng thời chuyển từ nuôi tôm quảng canh truyền thống sang nuôi tôm quảng canh cải tiến.
Để sản xuất của bà con nông dân bảo đảm tính bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Ðầm Dơi phối hợp với các ngành chức năng tăng cường dạy nghề tại hiện trường. Cách làm này bước đầu giúp nông dân nắm vững quy trình kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, cho hiệu quả kinh tế cao trên cùng diện tích, đồng thời chuyển từ nuôi tôm quảng canh truyền thống sang nuôi tôm quảng canh cải tiến.
Là 1 trong 32 học viên của lớp dạy nghề nuôi tôm quảng canh cải tiến do Trung tâm Hỗ trợ việc làm, Hội Nông dân tỉnh Cà Mau phối hợp với Hội Nông dân huyện, Phòng NN&PTNT huyện Ðầm Dơi tổ chức, anh Nguyễn Hoàng Mến, ấp Kinh Ngang, xã Quách Phẩm Bắc, được hỗ trợ 24.000 con sú giống, thức ăn, phân bón, men vi sinh để làm điểm nhân rộng. Ngoài ra, anh đã mua thêm 60.000 con sú giống và 1.000 con cua thả nuôi xen trên diện tích 2 ha, mật độ tôm thả bình quân từ 7-8 con/m2.
Anh Nguyễn Hoàng Mến, ấp Kinh Ngang, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi (thứ hai, bên trái) đang trao đổi kỹ thuật với các tổ viên. |
Sau 4 tháng nuôi theo quy trình được hướng dẫn, tôm phát triển tốt. Anh Mến tiến hành đặt lú thưa bắt dần, bình quân 28 con/kg. Qua 3 đợt tỉa thưa, anh thu được hơn 12 triệu đồng. Dự kiến, thu hoạch đợt tôm, cua này, gia đình anh thu lợi nhuận hơn 160 triệu đồng. Anh Mến cho biết: “Nuôi tôm quảng canh cải tiến hiệu quả cao, nguyên nhân là không có xổ nước ra vô, môi trường nước ổn định, năng suất cao”.
Sau khi được hướng dẫn kỹ thuật từ lớp học, ông Trần Văn Lập, ấp Kinh Ngang, xã Quách Phẩm Bắc, bao ví 5.500 m2 đất thả 15.000 con sú giống. Sau 4 tháng chăm sóc, ông tiến hành tỉa thưa, tôm đạt kích cỡ 26 con/kg. Qua 3 đợt tỉa thưa, ông thu được hơn 10 triệu đồng. Dự kiến, đợt tôm này, ông có thu nhập gần 30 triệu đồng. “Tôi nuôi thử nghiệm 5 công, bên xổ thì không đạt, bên tôi bí lại thì đạt kết quả tốt. Khoảng 4-4,5 tháng, đặt 2 lú thu hoạch được 300.000-400.000 đồng/đêm”, ông Lập thông tin.
Trong số 32 hộ dân tham gia lớp dạy nghề tại hiện trường có đến 70% hộ dân thả nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến khép kín, kết hợp nuôi cua xen canh, bước đầu cho hiệu quả cao. Ông Phạm Hoàng Thơ, Trưởng ấp Kinh Ngang, xã Quách Phẩm Bắc, phấn khởi: “Thời gian qua, bà con nuôi tôm theo kiểu truyền thống, hiệu quả không cao. Từ khi tham gia lớp nuôi tôm quảng canh cải tiến, bà con mạnh dạn áp dụng kỹ thuật trong nuôi tôm, cua hiệu quả, năng suất cao. Tôi thấy lớp dạy nghề tại hiện trường rất hiệu quả”.
Ông Nguyễn Huy Du, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quách Phẩm Bắc, chia sẻ: “Khi triển khai mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến tại xã Quách Phẩm Bắc, chúng tôi thấy tôm nuôi phát triển tốt, ít dịch bệnh xảy ra, lớn nhanh. Việc mở các lớp dạy nghề tại hiện trường là hướng đi phù hợp, bởi ngoài việc nắm vững lý thiết, bà con nông dân còn trực tiếp thực hành tại hiện trường, nên những vấn đề chưa nắm vững đều được giải đáp, hướng dẫn tận tình. Trong thời gian tới, cần phát huy mô hình dạy nghề tại hiện trường để nhân rộng mô hình nuôi quảng canh cải tiến, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân”.
Từ đầu năm 2015 đến nay, nông dân huyện Ðầm Dơi phát triển hơn 1.550 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, nâng diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến trên địa bàn huyện là 31.550 ha, đạt 98% kế hoạch; năng suất đạt từ 500-800 kg/ha. 1 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến, thời gian 4-5 tháng, bình quân thu lãi từ 40-50 triệu đồng.
Có được kết quả trên, từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân huyện Ðầm Dơi đã phối hợp với các ngành chức năng mở 2 lớp dạy nghề cho 60 nông dân, 19 lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm sinh thái và nuôi tôm, cua kết hợp cho 760 cán bộ hội viên nông dân.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ðầm Dơi Nguyễn Quốc Hận nhấn mạnh: “Chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân bằng các lớp dạy nghề hiện trường luôn cho hiệu quả cao, giúp nông dân làm quen và ứng dụng khoa học - kỹ thuật, tạo bước đột phá trong sản xuất, phù hợp với Ðề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Ðầm Dơi”./.
Bài và ảnh: Trần Chiến
相关推荐
- Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- Ancelotti: 'Benzema sẽ đoạt Quả bóng vàng 2022'
- Chào bán trái phiếu riêng lẻ có thể quy định tại hai luật
- Ngày đầu đo thời gian giải phóng hàng diễn ra thuận lợi
- Samsung Galaxy S8 có thể trang bị màn hình Ultra HD siêu nét
- Thống nhất phân loại mặt hàng khung gầm gắn động cơ
- Kết quả Hà Nội 2
- Tiền chưa chắc mua được