【kết quả trận đấu lazio】Chào bán trái phiếu riêng lẻ có thể quy định tại hai luật

CK

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình tại Quốc hội

Đưa trái phiếu riêng lẻ vào Luật Chứng khoán để nâng cao tiêu chuẩn hàng hoá

Tham dự phiên thảo luận ngày 22/10 tại Quốc hội về dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi),àobántráiphiếuriênglẻcóthểquyđịnhtạihailuậkết quả trận đấu lazio sau khi lắng nghe các ý kiến đóng góp của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã phát biểu giải trình và tiếp thu các nội dung, đặc biệt là vấn đề về trái phiếu riêng lẻ.

Liên quan đến nội dung phát hành trái phiếu riêng lẻ cho công ty không đại chúng, một số ý kiến cho rằng cần phân định rõ phạm vi điều chỉnh giữa Luật Doanh nghiệp (DN) và Luật Chứng khoán đối với chào bán chứng khoán riêng lẻ.

Về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết Luật Chứng khoán sửa đổi năm 2010 đã bổ sung quy định về chào bán chứng khoán riêng lẻ thực hiện theo Luật DN và pháp luật liên quan. Luật DN năm 2014 quy định cụ thể về chào bán chứng khoán riêng lẻ tại điều 123. Tuy nhiên, với trái phiếu là hình thức huy động vốn vay nên chỉ quy định chung là công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật. Đối với công ty TNHH, Luật DN không quy định rõ quyền phát hành. Như vậy Luật Chứng khoán và Luật DN hiện hành chưa thực sự quy định rõ vấn đề này.

Tuy nhiên, trên thực tế phát hành, từ năm 1994 Chính phủ đã có Nghị định 120, đến năm 2006 có Nghị định 52 thay thế 120 và áp dụng chung cho các loại hình DN. Năm 2011, tiếp tục có Nghị định 90 thay thế và gần đây nhất là Nghị định 163 năm 2018. Các Nghị định 90 hay 163 đều căn cứ vào cả 2 Luật Chứng khoán và Luật DN.

Như vậy, có thể thấy việc phát hành riêng lẻ đã có hành lang pháp lý từ rất lâu, không phải chỉ có từ năm 2018 với Nghị định 163, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định. Thực tế cho thấy, từ Nghị định 90 đến 163 đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng hơn để DN huy động vốn trên thị trường trái phiếu và quy mô thị trường trái phiếu theo đó cũng phát triển rất nhanh.

Khi xây dựng Luật Chứng khoán (sửa đổi) năm 2019, tại nhóm chính sách thứ nhất về hàng hoá trên thị trường chứng khoán (TTCK), Bộ Tài chính đã kiến nghị đưa nội dung chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty không đại chúng nhằm nâng cao tiêu chuẩn hàng hoá trên thị trường, thông qua việc chuẩn hoá điều kiện, trình tự thủ tục chào bán. Đồng thời, cơ quan soạn thảo cũng đã gửi cơ quan thẩm tra về đánh giá tác động cụ thể nội dung này.

Phân định rõ phạm vi giữa Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, việc phát hành chứng khoán, gồm cả cổ phiếu và trái phiếu liên quan đến cả 2 luật trên. Tuy nhiên, cần phân định phạm vi điều chỉnh từng luật, đồng thời có quy định tương thích và liên thông giữa các luật. Luật DN quy định quyền của DN trong việc phát hành chứng khoán, trong đó công ty cổ phần phát hành cổ phiếu và trái phiếu, công ty TNHH được phát hành trái phiếu mà không được phát hành cổ phiếu, đây là nội dung cần được làm rõ khi sửa đổi Luật DN sắp tới.

"Do vậy, việc phát hành chứng khoán cho ai, quản lý thế nào, công bố thông tin, giám sát thế nào thì cần được quy định tại Luật Chứng khoán - là luật chuyên ngành, như ý kiến đại biểu đã phát biểu" - Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị.

Thực tế, đây cũng là kinh nghiệm quốc tế đã triển khai. Từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, để đẩy mạnh thị trường trái phiếu DN thành kênh cung ứng vốn dài hạn và cân bằng cho thị trường tài chính, giảm thiểu rủi ro khi quá phụ thuộc vào vốn ngắn hạn ngân hàng, nhiều nước đã quy định cụ thể về phát hành trái phiếu riêng lẻ của DN không phải công ty đại chúng vào Luật Chứng khoán.

Từ tình hình nêu trên, Bộ Tài chính cho rằng, phương án tối ưu là quy định chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty không đại chúng cần thực hiện theo cả 2 luật để đảm bảo khung khổ pháp lý đồng bộ, đầy đủ, rõ ràng, bởi thị trường trái phiếu luôn có rủi ro nhất định cần quản lý chặt chẽ. Về nguyên tắc, Luật DN quy định quyền của DN được huy động vốn trái phiếu; Luật Chứng khoán quy định nguyên tắc chung về chào bán trái phiếu.

Cụ thể, theo cơ quan soạn thảo, điều 29 của dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) nên được sửa theo hướng: Khoản 1 quy định chào bán cổ phiếu riêng lẻ thực hiện theo Luật DN và quy định pháp luật liên quan; Khoản 2 quy định chào bán trái phiếu riêng lẻ thực hiện theo Luật DN, Luật Chứng khoán và pháp luật liên quan, giao Chính phủ quy định chi tiết các nội dung như điều kiện phát hành, hồ sơ, thủ tục, nghĩa vụ công bố thông tin, giao dịch, giám sát xử lý vi phạm…

Ngoài ra, về nội dung mô hình tổ chức của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (GDCK VN), Bộ trưởng đồng tình với các ý kiến của đại biểu, tuy nhiên đề nghị giao cho Thủ tướng quy định về thẩm quyền phân công, phân cấp quyền và nghĩa vụ của Sở GDCK VN cho các sở con để tránh nhầm lẫn quyền, trách nhiệm của Sở GDCK VN với 2 sở hiện nay.

Đối với ý kiến đề nghị mô hình sở GDCK nên là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm 100%, Bộ trưởng cho rằng, đây là vấn đề phải nghiên cứu. Theo lộ trình, từ nay đến năm 2023 sẽ sắp xếp 2 sở GDCK hiện tại thành Sở GDCK VN, do đó chắc chắn 5 năm tới sẽ chưa thể cổ phần hoá được sở này như đại biểu đặt vấn đề.

Mặc dù thông lệ quốc tế là các sở GDCK đều được cổ phần hoá, nhưng với điều kiện thị trường đang phát triển của chúng ta hiện nay, việc kế thừa, đảm bảo ổn định để phát triển thị trường trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển nhanh và hội nhập là vấn đề rất cần thiết, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định.

D.A