Theếuquyđịnhtiêuhủymáymóccủahợpđồnggiacôkết quả bóng đá u19 italiao Bộ Tài chính, thời gian qua, một số DN đã phản ánh về vướng mắc khi thực hiện thủ tục tiêu hủy máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm của hợp đồng gia công và thủ tục xin ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường trước khi tiêu hủy.
Cụ thể, tại khoản 4 Điều 34 Nghị định 187/2013/NĐ-CP năm 2013 của Chính phủ quy định, việc tiêu hủy các phế liệu, phế phẩm, phế thải (nếu có) chỉ được phép thực hiện sau khi có văn bản cho phép của Sở Tài nguyên và Môi trường và phải thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan. Trường hợp không được phép tiêu hủy tại Việt Nam thì phải tái xuất theo chỉ định của bên đặt gia công.
Tại điểm d, khoản 3 Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC năm 2015 của Bộ Tài chính cũng hướng dẫn việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam.
Theo Bộ Tài chính các quy định trên chỉ hướng dẫn việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam và được thực hiện sau khi có văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường mà không quy định việc tiêu hủy máy móc, thiết bị thuộc hợp đồng gia công. Việc này đã gây khó khăn cho DN trong quá trình thực hiện khi có nhu cầu tiêu hủy máy móc, thiết bị tại Việt Nam.
Để thống nhất thực hiện, Bộ Tài chính đang đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể việc, máy móc, thiết bị để thực hiện hợp đồng gia công có được phép tiêu hủy tại Việt Nam khi kết thúc hợp đồng gia công không? Và trường hợp được tiêu hủy thì khi tiêu hủy máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm (bao gồm cả loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, DN chế xuất) có phải xin giấy phép của Sở Tài nguyên và Môi trường không? Nếu phải xin phép thì thủ tục, phương thức tiêu hủy được thực hiện như thế nào?