【kqbd cup bdn】Làm thế nào để hóa giải được nghịch lý cho ngành rau quả Việt?
Chi hơn nửa tỷ USD nhập khẩu rau quả
Số liệu mới công bố của Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho thấy,àmthếnàođểhóagiảiđượcnghịchlýchongànhrauquảViệkqbd cup bdn 4 tháng đầu năm 2023, nước ta chi tới 559,507 triệu USD để nhập khẩu rau quả, tăng 1,57% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý I/2023, Việt Nam nhập khẩu các loại rau quả chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Myanma, Australia và Campuchia. Các loại rau quả nhập khẩu nhiều nhất gồm: Táo chiếm 13%; nho, quýt, tỏi và đậu xanh mỗi loại chiếm 8%; hạt dẻ 7%; anh đào 4%; các loại khác chiếm 37%. Riêng rau quả nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc chiếm 41% trong quý I/2023, trong đó, tỏi và quýt đứng đầu bảng các với tỷ lệ 19% mỗi loại. Đứng là ba là nấm, chiếm 15%, sau đó tới táo 11%, lê 7%, hành 5%, còn lại là các loại rau quả khác. |
Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất với tổng kim ngạch nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2023 đạt 211,962 triệu USD, tăng 5,59% so với cùng kỳ năm trước.
Kế tiếp đó, đứng vị trí thứ hai là thị trường Hoa Kỳ với con số 85,131 triệu USD (cùng kỳ năm ngoái nhập khẩu đạt 97,387 triệu USD). Vị trí thứ ba là thị trường Australia với kim ngạch nhập khẩu 41,472 triệu USD (cùng kỳ năm ngoái nhập khẩu là 49,284 triệu USD). Đứng vị trí thứ 4 và thứ 5 lần lượt là thị trường Myanma và Campuchia với con số nhập khẩu lần lượt là 37,496 triệu USD và 25,898 triệu USD.
Cũng theo thống kê, hiện Trung Quốc chiếm 37,88% thị phần nhập khẩu rau quả của nước ta, Hoa Kỳ chiếm 15,22%, Australia chiếm 7,41%, Myanma chiếm 6,7%, Campuchia chiếm 4,07%…
Người tiêu dùng thường chọn rau quả nhập vì hình thức đóng gói, mẫu mã bắt mắt hơn. Ảnh: TL |
Đáng chú ý, thông tin từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho hay, trong số các thị trường nhập khẩu rau quả, Ấn Độ là thị trường có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh nhất trong 4 tháng đầu năm 2023 đạt 23,206 triệu USD (năm 2022 là 6,744 triệu USD), tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Được biết, đây cũng là thị trường duy nhất mà chúng ta nhập siêu rau quả, trung bình từ 30 - 50%/năm. Các mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Ấn Độ chủ yếu là hành, tỏi, cây gia vị…
Câu hỏi đặt ra là vì sao thời gian qua Việt Nam là một nước xuất khẩu nhiều rau quả nhưng vẫn phải bỏ ra số tiền khổng lồ để nhập khẩu, đó là còn chưa kể đến đã diễn ra rất nhiều vụ giải cứu nông sản, trái cây Việt? |
Làm thế nào để hóa giải được nghịch lý?
Nguyên nhân nhập khẩu rau quả có tốc độ tăng trưởng nhanh được các chuyên gia đưa ra là do nước ta đang tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTAs). Song song với việc các nước mở cửa thị trường cho Việt Nam thì nước ta cũng phải mở cửa thị trường cho họ.
Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, lâu nay, trái cây ngoại lấn sân tại thị trường trong nước. Theo các chuyên gia, rõ ràng cùng một mặt hàng trái cây, có mức giá tương đương hoặc chênh lệch không cao, người tiêu dùng thường chọn hàng nhập vì hình thức đóng gói, mẫu mã bắt mắt hơn... Đơn cử, trong khi các loại trái cây thế mạnh của nước ta như sầu riêng, măng cụt, xoài, dứa... xuất khẩu rất nhiều thì trên “sân nhà” lại bị hàng của Thái chiếm ưu thế.
Về câu chuyện này, các doanh nghiệp chia sẻ thêm, tuy các nhà phân phối trong nước không đòi hỏi về tiêu chuẩn như xuất khẩu, nhưng lại đưa ra mức giá thu mua rất thấp, rất khó khăn để đưa hàng vào các hệ thống bán lẻ trong nước. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng, trái cây Việt xuất khẩu nhiều nhưng chưa chú trọng tại “sân nhà” và để trái cây ngoại nhập lấn át.
Theo đó, nhiều chuyên gia đồng tình cho rẳng, có một yếu tố quan trọng là nhà sản xuất giá thấp nhưng đến tay người tiêu dùng giá đội lên cao hơn nhiều do quy định của hệ thống phân phối. Vì vậy, giải pháp căn cơ ở đây là cần tạo điều kiện để hàng trong nước có giá thành thấp, chất lượng cạnh tranh trong hệ thống bán lẻ. Doanh nghiệp không thể làm được điều này mà cần sự hỗ trợ bằng những giải pháp cụ thể của nhà nước. Đồng thời cũng cần vai trò của cơ quan quản lý để kiểm soát hàng hóa nhập khẩu nhằm hỗ trợ hàng nội địa.
Đã diễn ra rất nhiều vụ giải cứu nông sản, trái cây Việt. Ảnh: TL |
Cũng theo một số chuyên gia, tỷ lệ rau quả nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng nhiều là xu hướng không thể tránh khỏi. Việt Nam hiện tham gia rất nhiều hiệp định thương mại tự do và các nước mở cửa thị trường, có lộ trình giảm thuế thì Việt Nam cũng phải tuân thủ. Điều này giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn, được hưởng giá rẻ hơn.
Đặc biệt, cơ quan quản lý và chuyên gia khuyến nghị, rõ ràng xu thế này đặt ra áp lực cho nền sản xuất trong nước, nhà sản xuất, doanh nghiệp cần phải tăng sức cạnh tranh trước hàng nhập ngoại thông qua việc thay đổi để nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì đóng gói, an toàn thực phẩm và tập trung vào phân khúc sản phẩm chế biến, bởi đây là xu hướng của thị trường trong thời gian tới.
Xuất khẩu ngành hàng rau quả của Việt Nam trong năm 2022 giảm 6,6% so với năm 2021, ngược lại, nhập khẩu lại tăng tới 35%. Trong năm 2022, rau quả Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhất đến 10 thị trường chính, gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hà Lan, Úc, Hồng Kông (Trung Quốc) và Lào. 10 thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam gồm: Trung Quốc, Mỹ, Úc, New Zealand, Myanmar, Nam Phi, Hàn Quốc, Campuchia, Ấn Độ và Thái Lan. |
相关文章
Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?
Cao su được dự báo sẽ giảm giá trong những tháng đầu năm. Ảnh tư liệuNguyên nhân giá cao su tăng, đư2025-01-2514.000 hộ nghèo ở miền Trung được hỗ trợ nhà ở phòng tránh bão, lụt
Chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung đã thực hiện hỗ2025-01-25Tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Ảnh minh họaTheo Bộ Giao thông vận tải, 6 tháng đầu năm, tai nạn giao thông giảm 3 tiêu chí về số vụ2025-01-25Cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá các cơ sở cai nghiện
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (hàng trên thứ hai từ trái qua) cùng Đoàn công tác đi kiểm tra thực tế một s2025-01-25Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
Your browser does not support the audio element.2025-01-254 cách tiết kiệm giúp gen Z từ 'cháy túi' đến mua được vàng
Hoàng Minh Châu, 23 tuổi, làm nhân viên marketing ở TP HCM. Ảnh: NVCCMinh Châu cho biết: "Ngày trước2025-01-25
最新评论