【cá cược f88】Nới cơ chế để các trường đại học tự chủ đa dạng hóa nguồn thu
Đây là nội dung chính được trao đổi trong phiên thảo luận về tài chính đại học tại hội thảo giáo dục 2018 với chủ đề "Giáo dục đại học – Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế",ớicơchếđểcáctrườngđạihọctựchủđadạnghóanguồcá cược f88 diễn ra chiều 17/8.
Nhà nước đặt hàng theo kết quả đầu ra
Theo GS.TS Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, mặc dù tự chủ ĐH liên quan đến nhiều khía cạnh, song nếu không có nguồn tài chính bền vững thì các lĩnh vực tự chủ khác như học thuật hay nhân sự khó thực hiện được, đặc biệt là việc thu hút các học giả nước ngoài đến làm việc tại các trường ĐH trong xu hướng quốc tế hóa.
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài cho rằng, tự chủ tài chính ĐH không đồng nghĩa với việc Nhà nước cắt giảm hoàn toàn nguồn ngân sách tài trợ, bởi lẽ nguồn ngân sách này tạo nền tảng vững chắc để các trường ĐH chuyển dần sang mô hình tự chủ tài chính. Trong khi đó, ở hầu hết các quốc gia, vai trò của Nhà nước tài trợ cho các ĐH vẫn được thực hiện, tuy nhiên những gói tài trợ này được sử dụng theo hướng đặt hàng từ kết quả đầu ra và gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, chiến lược phát triển hệ thống giáo dục đại học và chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Khẳng định tự chủ tài chính là điều tất yếu các trường ĐH phải hướng đến, song theo ông Hoài thì hiện nay, hệ thống trường ĐH tại Việt Nam còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, nên gặp nhiều khó khăn trong việc đa dạng hóa nguồn thu. Đáng chú ý, thu từ học phí và lệ phí vẫn là nguồn thu chính của trường ĐH tự chủ, khi chiếm trên 70% tổng thu.
"Đây là rủi ro cao đối với chất lượng đào tạo của trường đại học do tuyển sinh phụ thuộc vào nhu cầu xã hội và quy định của Nhà nước. Do đó, việc Nhà nước cắt giảm hoàn toàn nguồn ngân sách tài trợ sẽ tạo ra những khó khăn rất lớn cho trường ĐH trong việc duy trì quá trình hoạt động ổn định", ông Hoài nhấn mạnh.
Bày tỏ quan điểm về tự chủ đại học, PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học quản lý, Học viện Quản lý giáo dục cho rằng, cần rành mạch đâu là Nhà nước, đâu là thị trường và Nhà nước chỉ đặt hàng ở những lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên.
Bà Huyền cho rằng, thực tế hiện nay có tình trạng các trường ĐH nhận tiền từ ngân sách nhưng phải chi trả lương cho rất nhiều giảng viên, mà cống hiến chưa thực sự xứng đáng. Có những người say sưa sáng tạo nghiên cứu nhưng vẫn có người đến "chẳng qua có chỗ để nhận lương".
"Nhà nước dứt khoát phải có cơ chế đặt hàng, còn lĩnh vực thị trường đang có nhu cầu lớn thì nên buông, không quản lý nữa, các trường không phải xin mở mã ngành rồi đi xin cơ chế cấp phát. Nếu là đặt hàng thì một sinh viên vẫn phải đào tạo, còn nếu là thị trường thì không thể một sinh viên mà yêu cầu 40 - 50 giảng viên phải phục vụ", TS Huyền nhấn mạnh.
Tự chủ tài chính còn chưa thực chất
Trước những thực tế nêu trên, GS.TS Nguyễn Trọng Hoài cũng cho rằng, Nhà nước nên sử dụng cơ chế tài trợ mục tiêu để phân bổ nguồn ngân sách công theo kết quả đầu ra. Theo đó, Nhà nước giảm thiểu được một phần gánh nặng về ngân sách, khuyến khích các trường ĐH sử dụng nguồn kinh phí một cách hiệu quả, tránh lãng phí.
Điều này không chỉ tạo động lực để các trường phấn đấu nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu, mà còn tạo ra cơ chế cạnh tranh giữa các trường trong việc giành được các gói tài trợ từ Chính phủ, từ cơ chế này hệ thống ĐH sẽ phát triển bền vững gắn với các kết quả theo hướng quốc tế hóa.
Hơn hết, trong bối cảnh các trường khó khăn về nguồn lực, cần nới lỏng các quy định cho phép các trường ĐH tự chủ đa dạng hóa nguồn thu, thậm chí là hoạt động như một doanh nghiệp. Đây là tiền đề để trường ĐH có thể tiếp cận các nguồn tài chính, hoặc sử dụng các hình thức kinh doanh dịch vụ gắn với năng lực đào tạo và nghiên cứu, nhằm gia tăng nguồn thu phục vụ cho hoạt động. Cùng với đó là có bước chuyển về mặt thể chế quản lý từ điều hành sang giám sát, ưu tiên cho hậu kiểm. Cơ chế chịu trách nhiệm giải trình, tính công khai minh bạch của các trường nhờ đó cũng sẽ được tăng lên.
Đồng quan điểm, bà Huyền cho rằng tự chủ tài chính ĐH luôn phải gắn với giải trình từ việc phân bổ ngân sách, lập dự toán đến thu hút hỗ trợ bên ngoài... "Mức độ tự chủ và giải trình của các trường ĐH hiện nay là quá thấp, nếu chúng ta chỉ thấy cái đẹp mà không thấy mặt trái của tự chủ để có những phương thuốc chữa trị căn nguyên thì rất nguy hiểm", bà Huyền nói.
Về vấn đề này, PGS.TS Thái Bá Cần, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho rằng, trong bối cảnh ngân sách nhà nước hạn hẹp, giải pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng là cần giảm quy mô số lượng trường công, để tập trung ngân sách cho một số trường công cần được đầu tư./.
Mai Đan