【nhan dinh bd uc】Tiểu thương Saigon Square đồng loạt đóng cửa trước đợt truy quét hàng giả
Chiến dịch mở màn trong chuỗi các nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 về đấu tranh phòng ngừa,ểuthươngSaigonSquaređồngloạtđóngcửatrướcđợttruyquéthànggiảnhan dinh bd uc kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền SHTT được Tổng cục QLTT thực hiện tại khu mua sắm sầm uất bậc nhất Sài Gòn. Nơi mà bấy lâu giới làm ăn trong nghề vẫn rỉ tai nhau là tụ điểm tập kết, công khai kinh doanh buôn bán hàng nhái, hàng giả.
Những gian hàng đóng của im lìm trong ngày 10/1 |
Chuyển biến sau hàng loạt cuộc đột kích
Theo ghi nhận, ngày 10/1, các gian hàng tại Trung tâm thương mại Saigon Square và Lucky Plaza đồng loạt đóng cửa. Giới tiểu thương đã biết sợ, chứ không còn công khai thách thức hay tỏ thái độ chống đối.
Thực trạng các gian hàng tại 2 trung tâm thương mại lớn nhất TP Hồ Chí Minh |
Phần lớn các cửa hàng đóng, chỉ có người trông giữ |
Điều này cũng trái ngược hẳn với nhiều đợt kiểm tra trước đây - khi cơ quan chức năng rời đi - hàng hoá lại được bày bán công khai như chưa có việc gì xảy ra. Thậm chí, sau các đợt truy quét hàng giả, hạng nhái lại đổ về buôn bán sôi động hơn.
Saigon Square và Lucky Plaza là 2 địa điểm đầu tiên được Tổng cục QLTT lựa chọn để triển khai Quyết định 3972/QĐ-TCQLTT về đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền SHTT.
Sau 2 ngày ra quân, mùng 8 – 9/1/2020, Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT TP HCM dưới dự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục QLTT đã thu giữ hàng nghìn sản phẩm có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu LV, Gucci, Montblanc, Burberry, YSL, Valentino, Prada, Hermes, Chanel tại 14 địa điểm kinh doanh trong trung tâm thương mại Saigon Square và Lucky Plaza. Các mặt hàng bị làm giả chủ yếu là kính, túi, ví, giày dép, dây lưng. Ước tính giá trị hàng vi phạm khoảng 100 triệu đồng.
Lực lượng QLTT thu giữ hàng giả trong ngày 9/1 |
Toàn bộ hàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đều bị tịch thu |
Không dừng lại ở đó, Lực lượng quản lý thị trường tiếp tục mở đợt tấn công thứ 3 vào sáng 10/1, ghi nhận sự chuyển biến tích cực, các gian hàng kinh doanh trong Trung tâm thương mại Saigon Square và Lucky Plaza đồng loạt đóng cửa, tụ tập theo từng nhóm đông người, treo biển nghỉ bán, hoặc giả vờ quét dọn... để tránh cơ quan chức năng.
Trước đó cuối năm 2019, lực lượng QLTT cũng đã mở nhiều cuộc tổng kiểm tra đột xuất các địa điểm nóng này trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và lần nào cũng thu giữ hàng nghìn sản phẩm giả mạo nhãn hiệu.
Không "đánh trống bỏ dùi”
Những năm gần đây, việc triển khai kiểm tra, kiểm soát các địa bàn “nóng” về hàng giả, hàng nhái đã được các lực lượng chức năng quan tâm, chỉ đạo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy phần lớn các cuộc kiểm tra chưa mang lại hiệu quả bởi các mặt hàng nhanh chóng được bầy bán trở lại sau khi lực lượng chức năng “rút quân”. Tại thời điểm ấy, rất nhiều câu hỏi đặt ra về tính hiệu quả của các hoạt động thanh tra kiểm tra và có hay không chuyện đánh trống bỏ dùi trong các chiến dịch chống hàng giả, gian lận thương mại. Thậm chí đã có những ý kiến về việc có hay không sự bảo kê, tiếp tay cho vấn nạn hàng nhái, hàng giả.
“Tinh thần Kế hoạch 3972 của Tổng cục QLTT là “nói không với các vi phạm và truy quét tới cùng”. Mỗi địa bàn chúng tôi làm liên tục trong nhiều ngày và sẽ đột xuất quay lại kiểm tra khi cần. Chúng tôi muốn để tiểu thương hiểu đúng, hiểu đủ về bản chất của việc kinh doanh để từ đó ký cam kết không kinh doanh các mặt hàng vi phạm, chuyển hướng sang các mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng” - ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT (Tổng cục QLTT) kỳ vọng.
Theo Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền SHTT đến hết năm 2020, việc kiểm tra sẽ được triển khai tại 20 tỉnh, thành phố với hàng trăm địa bàn nổi cộm về hàng giả, hàng nhái.
Đây không phải là những địa bàn mới nổi về hàng giả. Thậm chí, có những địa điểm đã trở thành nơi mua sắm quen thuộc của người tiêu dùng.
“Chúng tôi xác định đây không phải là nhiệm vụ dễ thực hiện. Tuy nhiên, với quyết tâm cao nhất để làm trong sạch thị trường, bảo vệ doanh nghiệp chân chính, mang lại niềm tin cho người tiêu dùng. Chúng tôi sẽ huy động toàn lực lượng với quyết tâm cao nhất để thực hiện nhiệm vụ” - lãnh đạo Tổng cục QLTT nhấn mạnh.
Với tinh thần đó, Tổng cục QLTT cũng đặt ra mục tiêu cụ thể: Đến hết tháng 03 năm 2020, 100% số cơ sở kinh doanh tại các địa bàn nổi cộm được tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật, ký cam kết không kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và không tái phạm; 100% số cơ quan, chính quyền, ban quản lý chợ, trung tâm thương mại, tuyến phố, phường, xã, thôn, xóm... tại các địa bàn nổi cộm được tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ký cam kết, quy chế phối hợp không để hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bày bán công khai, vi phạm tái diễn.
Đến hết tháng 6 năm 2020: 50% số cơ sở kinh doanh tại các địa bàn nổi cộm không còn kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; 70% số cơ sở kinh doanh đã bị xử phạt vi phạm hành chính không tái phạm.
Đến hết tháng 12 năm 2020: 90% đến 100%số cơ sở kinh doanh tại các địa bàn nổi cộm không còn kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; 90% đến 100% số cơ sở kinh doanh tại các địa bàn nổi cộm đã bị xử phạt vi phạm hành chính không tái phạm.
“Đấu tranh với hàng giả là cuộc chiến lâu dài và đầy khó khăn thách thức mà không chỉ Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng phải đối mặt. Khó nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm làm để bảo vệ người tiêu dùng cũng như giới doanh nghiệp kinh doanh chân chính”- lãnh đạo Tổng cục QLTT nêu quyết tâm.