Việc kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Thổ Nhĩ Kỳ giảm nhẹ trong 9 tháng đầu năm tới từ việc có tới 12/19 mặt hàng xuất khẩu chính có kim ngạch xuất khẩu thấp hơn cùng kỳ năm 2014. Trong 1,ấtkhẩucủaViệtNamsangThổNhĩKỳcódấuhiệuchữnglạnhận định chelsea vs nottingham095 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu này, có tới 569 triệu USD tới từ việc xuất khẩu mặt hàng điện thoại di động và linh kiện, tương đương 52%. Xếp sau đó là các mặt hàng xơ sợi: 129,2 triệu USD (11,8% tỷ trọng); máy vi tính và hàng điện tử và linh kiện: 84,5 triệu USD (9,7%); dệt may: 28,6 triệu USD (2,6%); giày dép các loại: 28,1 triệu USD (2,6%); máy và thiết bị phụ tùng: 23,1 triệu USD (2,1%); cao su: 20,3 triệu USD (1,9%) và phương tiện vận tải và phụ tùng: 14,9 triệu USD (1,4%).
Thống kê đáng chú ý là mặt hàng điện thoại di động chiếm tỷ trọng lớn thường có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm trước, nay đã có dấu hiệu chững lại, chỉ tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mặt hàng chủ yếu thúc đẩy kim ngạch thương mại hại chiều giữa hai nước, nhưng đang bị phía Thổ Nhĩ Kỳ điều tra tự vệ. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh như: Sắt thép giảm 84,4%; chè giảm 82,9%; gạo 40,6% và hàng dệt may 44,9%. Mặt hàng sắt thép chịu tác động lớn từ việc Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ điều tra chống lẩn thuế đối với ống thép không gỉ có xuất xứ từ Việt Nam.
Mặt hàng điện thoại di động xuất khẩu của Việt Nam đang bị phía Thổ Nhĩ Kỳ điều tra tự vệ |
Theo một số doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ, nhìn chung trong năm 2015, các doanh nghiệp nước này hạn chế các hoạt động thương mại do tình trạng đồng lira mất giá mạnh so với đồng đô la Mỹ (mất giá tới 25% từ đầu năm), cũng như chờ đợi tình hình chính trị ổn định hơn. Ngày 1/11 vừa qua, Đảng Công lý và Phát triển (AKP) đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội và đem lại những dấu hiệu tích cực với đồng nội tệ và thị trường chứng khoán. Kết quả này được kỳ vọng sẽ khiến tình hình giao thương ổn định trở lại cả ở thị trường trong nước lẫn ngoài nước. Tuy nhiên, nhiều khả năng AKP sẽ tiếp tục điều hành chính sách kinh tế với mục tiêu hạn chế nhập khẩu bằng nhiều biện pháp như điều tra phòng vệ thương mại, áp thuế bổ sung (tăng thuế nhập khẩu lên tối đa)...
Ở chiều ngược lại, tổng giá trị xuất khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Việt Nam đạt 101,8 triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm: Vải các loại: 28,1 triệu USD (27,6%); máy và thiết bị phụ tùng: 21,9 triệu USD (21,5%); dược phẩm: 8,7 triệu USD (8,58%); quặng và khoáng sản: 3,5 triệu USD (3,45%); sản phẩm từ hóa chất: 2,5 triệu USD (2,5%). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ 9 tháng đầu năm 2015 là 1.197.041.833 USD, giảm 0,7% so với con số 1.205.716.848 của năm 2014.
TIN LIÊN QUAN | |
Hệ quả của cuộc bầu cử Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ |