当前位置:首页 > La liga

【rennes đấu với marseille】Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2018: Hoan nghênh trao đổi kinh nghiệm về BEPS

hoi nghi bo truong tai chinh apec 2018 hoan nghenh trao doi kinh nghiem ve beps

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Với chủ đề “Khai thác các cơ hội bao trùm,ộinghịBộtrưởngTàichínhAPECHoannghênhtraođổikinhnghiệmvềrennes đấu với marseille nắm lấy tương lai kỹ thuật số”, các Bộ trưởng và lãnh đạo các tổ chức tài chính quốc tế: IMF, WBG, ADB và OECD đã thảo luận về tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu và khu vực, nghe báo cáo và cho ý kiến về các chủ đề sáng kiến thực hiện trong năm APEC 2018, tiến độ triển khai Kế hoạch hành động Cebu, và thảo luận với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC) về sự tham gia của khu vực doanh nghiệp vào tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC.

Thảo luận về tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu và khu vực, các Bộ trưởng và lãnh đạo các tổ chức quốc tế nhất trí nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn sẽ tiếp tục xu hướng tích cực, tuy nhiên trong trung hạn sẽ có những yếu tố có thể làm giảm tăng trưởng. Theo IMF, tăng trưởng toàn cầu sẽ đạt 3,7% trong năm 2018 và 2019, tuy nhiên trong thời gian tới sẽ tiếp tục phải đối mặt với những rủi ro tiêu cực, đặc biệt là chủ nghĩa bảo hộ tiếp tục gia tăng trong khi sự ủng hộ hội nhập và toàn cầu hoá suy giảm, căng thẳng chính trị tại một số khu vực trên thế giới, và chiến tranh thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.

Nhận định về kinh tế khu vực, ADB dự báo tăng trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ tiếp tục giữ ở mức 5,9% trong năm 2018 và 5,7% trong năm 2019, tuy nhiên khu vực sẽ chịu tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và những diễn biến chính sách thương mại bất thường từ các nền kinh tế trong khu vực, ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư và lòng tin của khu vực doanh nghiệp.

Chia sẻ quan điểm với Hội nghị, phát biểu của Việt Nam nhấn mạnh APEC vẫn đóng vai trò đầu tàu trong tăng trưởng kinh tế thế giới, tuy nhiên vẫn còn những rủi ro, thách thức đối với khu vực, đặc biệt là sự mất cân bằng trong tăng trưởng ở các nền kinh tế, căng thẳng trong quan hệ thương mại, và những yếu tố rủi ro trong hệ thống tài chính như nợ công còn cao, cơ cấu kinh tế tài chính chưa cân đối, đồng USD tăng giá và nguy cơ lạm phát ở một số nền kinh tế trong khu vực. Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn, kinh tế Việt Nam vẫn đạt được kết quả tích cực.

Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 6,7-6,8%, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng, thặng dư thương mại duy trì, tỷ lệ nợ công trên GDP giảm, lạm phát được kiểm soát. Việt Nam nhất trí với quan điểm về phát triển kinh tế nhanh nhưng phải bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với cải cách cơ cấu, phát triển cân bằng giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

Các Bộ trưởng cũng đã nghe báo cáo tiến độ và cho ý kiến về các kết quả triển khai các chủ đề ưu tiên của APEC 2018, bao gồm các chủ đề: Thúc đẩy Phát triển Cơ sở hạ tầng và Tài chính; thúc đẩy Tài chính bao trùm; tăng cường Minh bạch và Hợp tác thuế quốc tế và tài chính - bảo hiểm rủi ro thiên tai. Các Bộ trưởng nhất trí về vai trò quan trọng của hệ thống cơ sở hạ tầng trong việc thúc đẩy tăng trưởng, và khuyến khích các nền kinh tế áp dụng các biện pháp chính sách tạo điều kiện minh bạch thông tin dự án, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư tiềm năng tham gia vào dự án, phù hợp với các thông lệ tốt về đầu tư bền vững.

Các Bộ trưởng cũng đánh giá cao những nỗ lực của các nền kinh tế thành viên trong việc thúc đẩy tiếp cận tài chính cho các cá nhân và doanh nghiệp trong khu vực, tạo điều kiện giảm nghèo, tích luỹ tài sản sản xuất và chia sẻ lợi ích chung. Nhận thức tầm quan trọng của hợp tác thuế quốc tế, các Bộ trưởng hoan nghênh các hoạt động trong năm APEC 2018 thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ thông tin trong khuôn khổ các sáng kiến hợp tác thuế quốc tế, đặc biệt là dự án Chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) của G20 và OECD. Các Bộ trưởng cũng ghi nhận các kết quả hợp tác về tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai (DRFI) do Nhóm công tác DRFI của APEC thực hiện với sự hỗ trợ của WBG và OECD.

Trong phiên thảo luận với ABAC, các Bộ trưởng đã nhấn mạnh vai trò của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và công nghệ tài chính trong bối cảnh nền kinh tế số. Các Bộ trưởng cũng trao đổi với ABAC về những khó khăn thách thức phải đối mặt và sự tham gia của khu vực doanh nghiệp đóng góp vào việc giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực này.

Các Bộ trưởng đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị, nhấn mạnh vai trò của hợp tác tài chính APEC trong việc giải quyết các thách thức trong khu vực và thể hiện quyết tâm của các nền kinh tế tăng cường hợp tác, phối hợp chính sách để đạt được tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và bao trùm của từng nền kinh tế cũng như trong khu vực. Các Bộ trưởng Tài chính thống nhất sẽ nhóm họp Hội nghị lần thứ 26 vào năm 2019 tại Chile.

分享到: