Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được khởi xướng vào tháng 11/2012,úcđẩyđàmphánHiệpđịnhthươngmạitựdự đoán trận west ham với mục đích thiết lập một nền tảng hợp tác kinh tế sâu sắc hơn giữa 10 nước ASEAN với các đối tác Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc, tập trung vào thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư.
Nếu được ký kết, RCEP dự kiến sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với khoảng 3,5 tỷ dân và chiếm tới 30% tổng GDP toàn cầu. Con số này lớn hơn khá nhiều so với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với phiên bản mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sau khi Mỹ rút khỏi vào tháng 1/2017.
Tiến trình đàm phán tiến tới ký kết hiệp ước thương mại tự do RCEP đã được bắt đầu vào năm 2013 và đã nhiều lần "lỡ" thời hạn chót được đặt ra. RCEP từng được kỳ vọng sẽ hoàn tất đàm phán và ký kết trước năm 2015, hướng tới mục tiêu hình thành Hiệp định thương mại tự do Đông Á (EAFTA) và khởi đầu cho Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA).
Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán đã gặp những trở ngại nhất định. Tại cuộc họp ngày 12/11/2018, các bộ trưởng thương mại của 16 nước tham gia RCEP nhóm họp tại Singapore đã không đạt được đồng thuận về các điều khoản chủ chốt trong hiệp định. Nhất là vấn đề mở cửa thị trường cho Trung Quốc - mối quan ngại chính đối với Ấn Độ trong việc tham gia RCEP. Trong đó, Ấn Độ đã tỏ ra rất thận trọng về các chi tiết bãi bỏ thuế vì lo ngại lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ gia tăng quá cao.
Một số nước thành viên ASEAN tham gia RCEP đã đưa ra nhượng bộ đáng kể với Ấn Độ nhằm khuyến khích quốc gia Nam Á này tham gia hiệp định, theo đó, giảm mức mở cửa thị trường của Ấn Độ xuống khoảng 83% thay vì 92% như mức quy định ban đầu trong RCEP. Vì thế, các bên đã nhất trí lùi thời hạn hoàn tất đàm phán sang năm 2019.
Để thúc đẩy tiến trình đàm phán như thỏa thuận, bắt đầu từ hôm nay ngày 2/3, tại thành phố Siem Reap (Campuchia), bộ trưởng các nước tham gia RCEP đã nhóm họp để tiếp tục thảo luận những vấn đề còn tồn đọng, bao gồm gói tiếp cận thị trường trong việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Ngoài ra, chương trình nghị sự của cuộc gặp còn có những vấn đề khác như rào cản thương mại, nguyên tắc xuất xứ hàng hoá, thương mại điện tử và cạnh tranh thương mại trí tuệ.
Báo chí Campuchia cho biết, tại cuộc họp ở Siem Reap lần này, đoàn Nhật Bản hy vọng cuộc thương lượng sẽ đạt được tiến bộ trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và những lĩnh vực ít gây bất đồng khác để mở đường cho việc hoàn tất thương lượng hiệp định tự do thương mại này.
Trước đó, ngày 18/2, truyền thông Thái Lan dẫn lời quyền Bộ trưởng Thương mại nước này ông Chutima Bunyapraphasara cho biết Thái Lan đang tìm kiếm sự ủng hộ của Ấn Độ trong việc định hình và kết thúc đàm phán Hiệp định RCEP vào cuối năm nay.
Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng các cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra năm 2019 tại một số nước tham gia RCEP như Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia có thể ảnh hưởng nhất định đến thời gian hoàn tất đàm phán RCEP./.
Theo Chinhphu.vn