【ket quả laliga】Khấp khởi trước giờ Quốc hội xem xét phê chuẩn Hiệp định CPTPP
Xuất khẩu tăng thêm trên 4%
TheấpkhởitrướcgiờQuốchộixemxétphêchuẩnHiệpđịket quả laligao báo cáo sơ bộ đánh giá định lượng về lợi ích và cơ hội của CPTPP đối với Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Do tác động của cắt giảm thuế quan, CPTPP có thể giúp GDP tăng thêm 1,32%, tương đương với 1,7 tỷ USD. Tác động này có thể sẽ lớn hơn nếu Việt Nam thực hiện đồng thời cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ theo kịch bản mở cửa dịch vụ (2,01%).
Việt Nam cũng đạt được lợi ích từ xuất khẩu với tổng mức tăng thêm về kim ngạch xuất khẩu là trên 4% (tương đương 4,09 tỷ USD). Tổng kim ngạch nhập khẩu cũng sẽ tăng thêm ở mức 3,8-4,6% (tương đương 4,93 tỷ USD). Do tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, nguy cơ thâm hụt thương mại có thể được kiềm chế theo thời gian.
Việc tăng xuất khẩu sẽ chủ yếu là sang các nước trong CPTPP. Tốc độ tăng xuất khẩu sang các nước trong CPTPP sẽ tăng thêm ở mức 14,3% (giả định lũy tiến đến năm 2035), tương đương với 2,61 tỷ USD, trong khi xuất khẩu sang các nước ngoài khối tăng thêm 1,7% (tương đương 1,4 tỷ USD). Điều này cho thấy Hiệp định có tác động chuyển hướng thương mại khá lớn và việc tham gia CPTPP có thể giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Với ngân sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra: CPTPP có hai loại tác động. Thứ nhất là tác động trực tiếp do việc cắt giảm thuế quan xuất nhập khẩu cũng như tự do hóa dịch vụ và đầu tư làm giảm nguồn thu. Thứ hai là tác động từ việc tăng trưởng do CPTPP đem lại làm tăng nguồn thu nội địa.
Hiện nay mức thu từ thuế xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng thu ngân sách. Trong cả giai đoạn 2010-2016 thuế xuất nhập khẩu và thu từ chênh lệch giá hàng xuất, nhập khẩu chiếm khoảng 10,1% tổng thu từ thuế và có xu hướng giảm. Năm 2016 tỷ trọng này chỉ còn 8,74%.
“Tính toán sơ bộ cho thấy, CPTPP không tác động nhiều tới thu ngân sách (tăng ở mức rất thấp khoảng 0,6%). Cũng giống như trường hợp tăng trưởng GDP, CPTPP có thể làm giảm nguồn thu ở giai đoạn đầu và tăng ở giai đoạn sau, tuy nhiên tổng mức tăng là không đáng kể”, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ.
Dệt may, da giày hưởng lợi lớn
Với Hiệp định CPTPP, trao đổi bên lề hành lang Quốc hội mới đây, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) đánh giá: Cơ hội lớn với Việt Nam là thuế quan sẽ hỗ trợ cho ngành may mặc, da giày, thực phẩm chế biến, nhưng thách thức sẽ đến với lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, tài chính.
“Một điều chúng ta phải hết sức lưu ý với CPTPP, đây là một FTA toàn diện và tiến bộ. Toàn diện ở chỗ nó không giống các FTA trước đây là chỉ bàn về vấn đề thuế, cắt giảm thuế quan, CPTPP bàn luôn vấn đề về đầu tư, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước, người lao động, mua sắm chính phủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, còn tiến bộ là không phân biệt giàu, nghèo”, đại biểu Trần Hoàng Ngân nói.
Cũng theo vị địa biểu này, Hiệp định CPTPP sẽ hỗ trợ cải cách và hoàn thiện thế chế kinh tế thị trường, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, cũng như khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân phát triển.
Dù vậy, đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng nhấn mạnh: trong 11 quốc gia, GDP của Việt Nam thấp hơn so với 10 quốc gia khác. Tuy nhiên, Việt Nam lại có một thị trường rất tiềm năng với dân số 95 triệu dân, các nước rất quan tâm đến thị trường này. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp những thách thức nhất định, đòi hỏi doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ để tạo ra sản phẩm có thể cạnh tranh được trên thị trường ngay tại “sân nhà” cũng như quốc tế.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân đặc biệt lưu ý: “Lĩnh vực nông nghiệp phải tổ chức lại sản xuất, người nông dân phải dần quen với sản xuất lớn, tổ hợp tác… Có như vậy, chúng ta mới tạo ra được sản phẩm nông nghiệp có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Nếu không làm được, mặt hàng về chăn nuôi, nông sản, thực phẩm chắc chắn sẽ gặp trở ngại từ 11 quốc gia này”.
Một số chuyên gia đánh giá, ngay sau khi Hiệp định CPTPP được phê duyệt, việc cần làm quan trọng là nhanh chóng thông tin đầy đủ, rộng rãi rộng đến các doanh nghiệp để doanh nghiệp thấy rõ được cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập vào CPTPP, từ đó có sự chuẩn bị cho phù hợp.