【fortuna sittard vs】Doanh nghiệp Singapore tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Tp. Hồ Chí Minh

Giao lưu tìm hiểu cơ hội Đầu tư giữa tỉnh Đồng Nai và Gia Lai Hội doanh nghiệp cơ khí điện TP. Hồ Chí Minh tìm cơ hội đầu tư tại Bình Thuận

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị “Giới thiệu môi trường đầu tư - kinh doanh và kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam – Singapore” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp Thương vụ Việt Nam tại Singapore,ệpSingaporetìmkiếmcơhộiđầutưtạiTpHồChífortuna sittard vs Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Hoa Sing (SCCCI) tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 9/3.

Phát biểu tại Hội nghị, bà Cao Thị Phi Vân, Phó Giám đốc ITPC cho biết, Singapore là quốc gia đứng thứ hai trong số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 71,85 tỷ USD. Đặc biệt tại TP. Hồ Chí Minh, Singapore là quốc gia có tổng vốn đầu tư FDI lớn nhất trong số 117 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại thành phố, với hơn 1.677 dự án đã triển khai, tổng vốn đầu tư lên đến gần 14,02 tỷ USD.

Doanh nghiệp Singapore tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Tp. Hồ Chí Minh
Ông Kho Choon Keng, Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Hoa Sing phát biểu tại hội nghị

Ông Kho Choon Keng, Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Hoa Sing (SCCCI) cho biết, những năm qua, Việt Nam đã nhanh chóng nổi lên như một thị trường điểm đến hấp dẫn các công ty Singapore. Nhiều công ty Singapore đã thiết lập sự hiện diện hoặc đang tích cực tìm kiếm các cơ hội trên nhiều lĩnh vực tại Việt Nam, bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất, vận tải, hậu cần, giáo dục, du lịch, tài chính và nông nghiệp. Họ thậm chí đã mạo hiểm vượt ra khỏi các thành phố chính là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh để đến các khu vực khác ở Việt Nam.

Nhận định về môi trường đầu tư tại Việt Nam, ông Kho Choon Keng, Chủ tịch SCCCI cho rằng, Việt Nam với ưu thế ổn định chính trị, môi trường đầu tư minh bạch, hấp dẫn, tăng trưởng kinh tế theo hướng tích cực, cùng với lực lượng lao động có trình độ và chăm chỉ... Những điều kiện này giúp Việt Nam duy trì ưu thế trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư từ Singapore.

Doanh nghiệp Singapore tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Tp. Hồ Chí Minh
Toàn cảnh hội nghị

TP. Hồ Chí Minh được đánh giá sở hữu nhiều yếu tố thu hút nhà đầu tư quốc tế nhất so với cả nước. Bởi đây là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước; nguồn nhân lực có chuyên môn, chất lượng cao với hơn 4,6 triệu lao động; hệ thống hạ tầng với các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không đạt chuẩn có kết nối thuận tiện các khu vực trong nước và quốc tế.

Quan trọng hơn, đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp không chỉ có cơ hội tiếp cận thị trường có quy mô hơn 10 triệu dân đang sinh sống tại đây mà còn bao gồm cả 7 tỉnh lân cận. Đồng thời đây sẽ là cầu nối để tiếp cận cộng đồng ASEAN 500 triệu dân.

Ông Cao Xuân Thắng, Bí thư thứ nhất, Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho rằng, Việt Nam và Singapore có rất nhiều cơ hội hợp tác hiệu quả cả về thương mại và đầu tư. Trong đó, Singapore nổi lên như một trung tâm dịch vụ, tài chính của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư và phân phối hàng hoá.

Cùng với nỗ lực kết nối của các đơn vị xúc tiến thương mại, đầu tư, hiệp hội doanh nghiệp hai bên, các công ty Singapore có thể điều hướng hợp tác và đầu tư vào thị trường Việt Nam tốt hơn, xác định các cơ hội dự án và đối tác phù hợp để phát triển lâu dài.

Hội nghị “Giới thiệu môi trường đầu tư - kinh doanh và kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam – Singapore” nằm trong khuôn khổ chuyến công tác của Liên đoàn công nghiệp và thương mại Hoa Sing (SCCCI) tại Việt Nam từ ngày 6 đến 10- 3- 2023 nhằm tìm hiểu thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư, nguồn hàng Việt Nam, kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư công nghiệp, thương mại và dịch vụ vào các địa phương tại Việt Nam.

Hội nghị có sự tham dự của hơn 70 doanh nghiệp thành phố hoạt động trong các ngành nghề sản xuất công nghiệp, điện tử, công nghệ thông tin, nông sản thực phẩm, dệt may, ngân hàng, tài chính, bất động sản, logistic, dược phẩm… tương ứng với các ngành nghề của đoàn doanh nghiệp Singapore với 28 tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Singapore.