游客发表
发帖时间:2025-01-10 07:43:28
Tại hội thảo “Thúc đẩy cải cách quản lý,ómbấtcậpgâykhóchodoanhnghiệptrongkiểmtrachuyênngànhan dinh bayer kiểm tra chuyên ngành: Vấn đề và kiến nghị” vừa diễn ra, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM) cho biết, số mặt hàng phải thực hiện quản lý, kiểm tra chuyên ngành đã giảm từ 100.000 (năm 2015) xuống còn 78.000. Tỉ lệ các lô hàng xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan chỉ còn 19,4%, so với mức 30-35% trước đây. Ngoài ra, tính đến tháng 6/2020 đã có 13 bộ, ngành tham gia kết nối với 198 thủ tục hành chính qua cơ chế một cửa.
Tuy nhiên, theo bà Thảo, sự chuyển biến trong cải cách chưa đạt được mục tiêu mà Chính phủ đặt ra. Mục tiêu của Chính phủ là giảm 50% mặt hàng kiểm tra chuyên ngành tại thời điểm thông quan. Một mục tiêu khác là tỷ lệ các lô hàng xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan dưới 10%.
“Tính đến nay đã có 13 Bộ, ngành tham gia kết nối 198 thủ tục hành chính qua cơ chế một cửa quốc gia, nhưng nhìn chung vận hành chưa hiệu quả, cách làm vẫn hình thức, vừa làm truyền thống và vừa làm online, vô hình trung gây khó cho doanh nghiệp", bà Thảo nhấn mạnh.
Trong gần 2 năm, số lượng văn bản về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đã tăng lên hơn 120 văn bản, điều đó đã gây khó khăn, lúng túng cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan trong việc theo dõi, cập nhật và áp dụng.
Trong khi đó, chất lượng văn bản còn chưa cao, thường xuyên thay đổi, điều chỉnh, thậm chí có quy định ở văn bản mới còn mâu thuẫn và trái ngược với quy định của pháp luật hiện hành. Nhiều lĩnh vực chưa áp dụng đầy đủ nguyên tắc “quản lý rủi ro” trên cơ sở mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của hàng hóa theo chỉ đạo của Chính phủ.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接