当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【frankfurt – hoffenheim】Quỹ phụ huynh của các trường bên nước Mỹ như thế nào?

Họp phụ huynh ở...Tây

Lúc mới sang Mỹ,ỹphụhuynhcủacáctrườngbênnướcMỹnhưthếnàfrankfurt – hoffenheim mấy mẹ con tôi thuê nhà trên đảo Roosevelt. Khu đảo này nằm giữa hai quận Queens và Manhattan, nhưng giá cả lại tính theo quận trung tâm Manhattan. Trên đảo có một ngôi trường dành cho cả học sinh cấp I và cấp II. Mới sang, một phần phải làm quen với công việc mới, một phần cũng chưa hiểu rõ phong tục, tập quán ở đây nên tôi hầu như không ghé qua thăm trường của con lần nào, ngoại trừ lần đầu tiên dẫn con đi xin học. Con đi học được khoảng vài ba tháng, tôi nhận được giấy mời đi họp phụ huynh. Cách thức tổ chức họp phụ huynh ở bên này khác xa với các cuộc họp phụ huynh tôi đã từng đi họp cho các con trước đây ở trong nước. Qua khỏi cổng trường là có một dãy bàn xếp theo thứ tự bảng chữ cái.

Phần thưởng học sinh của tháng

Phần thưởng học sinh của tháng

Tùy theo tên họ của con mình, các vị phụ huynh sẽ vào các bàn để nhận bảng điểm của con. Sau đó đến một bàn chỉ dẫn. Ở đó phụ huynh được phát một tờ giấy ghi rõ tên họ của từng giáo viên và số phòng làm việc của họ. Tùy theo kết quả học tập của con mình, phụ huynh có thế quyết định đến gặp tất cả hay chỉ một vài giáo viên. Ở đây không có chuyện giáo viên chủ nhiệm tập hợp phụ huynh theo lớp rồi đọc kết quả học tập và nhận xét ưu khuyết điểm của từng học sinh công khai như ở nước mình. Muốn gặp giáo viên nào, phụ huynh phải đến phòng giảng dạy của người đó, đăng ký ghi tên đợi đến lượt mình. Bình quân mỗi người được tiếp trong khoảng từ 3 đến 5 phút. Nhà trường thường tổ chức họp phụ huynh hai ngày liền. Trong trường một ngày không gặp được hết các giáo viên của con thì phụ huynh có thể quay lại ngày hôm sau.

Ngay từ cấp hai, các cháu có một phòng học cố định để sinh hoạt chung, gọi là "home class". Đến giờ nào, các cháu phải đến phòng học của thầy cô đó. Phòng học của các môn khác nhau được trang trí khác nhau, tùy theo sở thích của thầy và trò. Kín cả 4 bức tường lớp học và ngoài hành lang của cô giáo dạy môn khoa học là những "bài tập lớn" của học sinh. Tranh thủ lúc đợi đến lượt mình, phụ huynh nào cũng muốn xem bài tập của con mình thế nào rồi so sánh với những bài tập của các học sinh khác trong lớp. Lúc mới sang, tiếng Anh của con gái tôi còn rất kém. Nhà trường có chương trình dạy tiếng Anh riêng cho học sinh nước ngoài để các cháu có thể theo kịp với bạn bè trong lớp.

Về môn toán, con gái tôi không gặp khó khăn gì vì chương trình học toán ở trong nước còn cao hơn so với chương trình ở bên này. Tôi còn nhớ thầy giáo dạy môn "Tự nhiên - xã hội" cứ nhắc đi nhắc lại với tôi: "Chị nhớ nói với con gái nếu không hiểu gì thì phải hỏi ngay. Tôi không thấy cháu hỏi gì, không biết cháu có hiểu bài giảng của tôi trên lớp không?". Tôi về nhà hỏi con thì cháu nói cháu đã nghe và hiểu được hết nên không hỏi. Học được 6 tháng thì cháu đã hoàn toàn hòa nhập được với các bạn trong lớp, thậm chí còn hai lần được danh hiệu "Học sinh của tháng".

Học sinh của tháng

"Học sinh của tháng" là phần thưởng dành cho các cháu có những tiến bộ vượt bậc trong tháng, nhưng không nhất thiết phải là học sinh giỏi nhất. Có cháu được khen về thành tích đi học đầy đủ (chắc cháu này thường xuyên nghỉ học?), có cháu được khen vì tích cực tham gia hoạt động thể dục thể thao... Cách thức tuyên dương khen thưởng này làm cho học sinh cảm thấy mình có "giá trị" ở một mặt nào đó, chứ không nhất thiết phải là học sinh giỏi toàn diện như ở ta mới được thừa nhận. Đến ngày tuyên dương "học sinh của tháng", cha mẹ của những học sinh đó được mời đến tham dự bữa ăn sáng và phát thưởng cùng với giáo viên và học sinh của trường. Phần thưởng không có gì ngoài tờ giấy khen được in màu, nhưng cách thức phát thưởng thì rất long trọng. Các cháu học sinh đạt danh hiệu được mời lên và đích thân cô hiệu trưởng trao giấy khen cho từng cháu. Dù bận đến đâu, bao giờ tôi cũng cố gắng đến dự những buổi phát thưởng như vậy nếu được mời. 

Ngay từ lúc học cấp II, học sinh đã tập làm quen với cách thức làm việc theo nhóm để hoàn thành những bài tập lớn. Tôi còn nhớ có lần con gái tôi phải làm thí nghiệm xác định loại giấy lau nào thấm được nhiều nước nhất và dai nhất. Ngoài việc lựa chọn các loại giấy khác nhau, các cháu còn phải đi tìm những hãng giấy có hoa văn đẹp để khi đưa vào trang bìa khổ A0 trông bắt mắt hơn. Các cháu phân công nhau, đứa làm thí nghiệm, đứa ghi chép, đứa tô màu trang trí... Sau đó lần lượt từng cháu phải tập trình bày vì cô giáo có thể chỉ định bất kỳ ai trong nhóm. Nhiều môn học với nhiều bài tập lớn khác nhau đã rèn luyện cho các cháu khả năng trình bày trước đám đông.

Có lần các cháu phải đi mua cá cảnh về nuôi. Mỗi con cá con ở bên này giá từ 3 đến 5 đô la Mỹ. Mỗi cháu phải mua 4 con về nuôi, rồi sau đó báo cáo kết quả với cô giáo. Sau một tuần, cả 4 con của con gái tôi đều lăn ra chết. Con gái đang băn khoăn chưa biết báo cáo thế nào thì cô giáo nói, những ai làm theo lời cô, nuôi cá chết mới là đúng. Thì ra cô dặn các cô cho 4 con cá vào lọ thủy tinh nhỏ, suốt cả tuần không thay nước. Bài học rút ra là ô-xy rất cần cho sự sống. 

Lần khác, gần đến dịp Valentine, thầy giáo dạy toán ra đề: Mỗi nhóm đi mua 1 pound bột chocolate về đổ kẹo bán cho học sinh trong trường nhân dịp lễ Tình Yêu. 10 chiếc kẹo đầu tiên bán được 1đô la một cái; 5 chiếc kẹo tiếp theo bán được 75 cents, 5 chiếc bán được 50 cents, số còn lại đem tặng các em mẫu giáo, hỏi cả nhóm thu về được bao nhiêu tiền?. Hãy khoan bàn đến các dữ liệu của đề toán. Chỉ cách thức đưa giá cả vào bài cũng cho thấy ở đây "quy luật thị trường" đã được thể hiện đầy đủ, chứ không cứng nhắc như ở bên ta, quanh năm chỉ bán theo 1 giá.Khi dạy về cổ phiếu và thị trường chứng khoán (học sinh lớp 8), thầy giáo cho mỗi học sinh 100$ ảo. Hàng ngày học sinh mang báo tới lớp và quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Sau một tuần mua bán, cuối tuần thầy yêu cầu từng trò báo cáo xem lời lãi buôn bán chứng khoán ra sao.

Con gái tôi lúc còn học ở trong nước, mỗi khi có bài tập mỹ thuật về nhà đều phải nhờ anh trai vẽ hộ. Không hiểu sao khi sang bên này, con gái tôi lại được cô giáo khen có năng khiếu hội họa. Các thầy cô khuyến khích cháu vẽ các loại tranh và đủ loại kích cỡ để có hồ sơ nộp đăng ký thi vào trường năng khiếu sau này. Bản thân tôi cũng không tin tưởng gì vào "năng khiếu" của cháu. Mãi đến khi cháu được nhận vào trường tôi mới đỡ băn khoăn.

Hội cha mẹ học sinh

Một lần tôi nhận được giấy mời đi dự họp của Hội cha mẹ học sinh mà không hiểu tại sao họ lại mời tôi tham dự. Mới sang nên tôi cũng muốn tìm hiểu thêm về nhà trường nên quyết định xin về sớm để đến dự họp .Hội cha mẹ học sinh có khoảng hơn một chục thành viên. Một số rất ít là những người đang đi làm tại các cơ quan công sở. Số còn lại là những người phụ nữ ở nhà nội trợ. Nói là nội trợ, nhưng phần lớn họ đều có trình độ học vấn nhất định. Họ nghỉ ở nhà để đảm bảo việc nuôi dạy và chăm sóc con cái nếu các ông chồng có thu nhập ổn định đủ nuôi sống gia đình.

Quỹ phụ huynh bên Mỹ không bắt ép đóng như ở Việt Nam

Quỹ phụ huynh bên Mỹ không bắt ép đóng như ở Việt Nam

Chị bạn đồng nghiệp của tôi có bằng thạc sỹ ở Pháp cũng xin nghỉ việc ở nhà 18 năm. Khi cô con gái thứ hai vào cấp 3, chị ấy mới quay trở lại làm việc. Tham gia họp cùng hội cha mẹ học sinh có một cô hiệu phó của nhà trường. Cô hiệu phó nêu ra những nhu cầu của trường đề nghị hội cha mẹ giúp đỡ. Ví dụ như trang bị thêm kèn và đàn cho ban nhạc, mua thêm dụng cụ thể thao, đồ dùng giảng dạy cho lớp mỹ thuật, tài trợ cho các chuyến tham quan du lịch của các khối... Thông qua báo cáo thu chi của chị Hội trưởng, tôi được biết quỹ hội được lập từ các nguồn sau đây:

1) Đóng góp tự nguyện từ cha mẹ học sinh: Hàng năm, chi hội thường gửi thư về cho tất cả cha mẹ học sinh, vận động đóng góp quỹ hội. Tùy theo khả năng tài chính của mỗi gia đình, mọi người có thể đóng góp từ 25 đô la đến vô hạn bằng cách viết séc cho con mang đến trường. Nếu không có khả năng đóng góp cũng không sao.

2) Đi xin tài trợ từ các doanh nghiệp: Đại diện của hội cha mẹ sẽ gửi thư hoặc trực tiếp đến gặp các chủ doanh nghiệp để xin tài trợ cho các hoạt động của hội. 

3) Cho thuê địa điểm làm dịch vụ: Trước cổng trường có một khoảng đất trống gần bến đợi xe buýt. Chi hội đã xin phép các cơ quan chức năng cho môt trang trại thuê bán rau quả tươi vào thứ bảy hàng tuần. Toàn bộ số tiền thu được đều được đưa vào quỹ chi hội.

4) Tổ chức các hoạt động ngoại khóa gây quỹ: Quyên góp tranh ảnh hoặc các vật dụng có giá trị rồi tổ chức bán đấu giá. Tổ chức những ngày hội ẩm thực: Cha mẹ của những học sinh có cùng quốc tịch tổ chức nấu món ăn của nước mình mang đến tham gia. Nhà trường thu tiền đồ ăn theo đầu người. Toàn bộ số tiền bán đồ ăn đều được đưa vào quỹ hội. Trong những ngày này, nhóm học sinh người Việt thường mang đến đóng góp chả giò và bánh cuốn.

Quỹ hội cha mẹ được điều hành trên quy mô trường, không có quỹ riêng cho từng lớp. Trong các chuyến đi thăm quan, du lich của học sinh, quỹ hội cũng dùng để trả cho một số chi phí như thuê xe, chi bồi dưỡng cho giáo viên đi cùng với học sinh. Hội cũng khuyến khích các hội viên nếu có điều kiện thì đi cùng để tham gia quản lý học sinh cùng với giáo viên. 

Hầu như năm nào, nhà trường cũng tổ chức cho học sinh đi tham quan du lịch. Học sinh lớp bé đi gần, học sinh lớp lớn đi xa hơn. Học sinh cuối cấp được đi ba ngày hai đêm. Những chuyến đi trong ngày, cha mẹ học sinh không phải đóng góp, nhưng phải viết cam kết đồng ý cho con tham gia. Con gái tôi năm cuối cấp được đi vào rừng cắm trại. Cha mẹ học sinh đóng góp một nửa, quỹ hội tài trợ một nửa. Năm ấy một thầy giáo đi cùng đã quay phim toàn bộ hoạt động mấy ngày của các cháu.

Đến ngày lễ tốt nghiệp, cuốn phim được chiếu lên với tất cả các hoạt động học tập, vui chơi giải trí của các cháu học sinh cuối cấp. Phim được dựng có kịch bản và nền nhạc rất chuyên nghiệp. Mỗi học sinh ra trường được tặng một đĩa CD làm kỷ niệm. Đối với học sinh cuối cấp, nhà trường tổ chức ra một nhóm học sinh chịu trách nhiệm biên soạn cuốn YEAR BOOK, giống như một hình thức lưu bút ở bên ta. Nhóm này sẽ phân công nhau làm các cuộc phỏng vấn, chụp ảnh, thu thập tư liệu, viết bài và trình bày. Học sinh không bị áp đặt phải theo bất kỳ một kiểu mẫu nào. Giáo viên chỉ đóng vai trò tư vấn. Nhìn chung, các cuốn YEAR BOOK đều rất khác nhau vì các cháu đều muốn cuốn sách của khóa mình phải đẹp hoặc đặc biệt hơn các khóa trước. Cuốn YEAR BOOK thường được in ấn rất đẹp và giá của một cuốn như vậy không rẻ chút nào. Hợp đồng in ấn được dựa trên số lượng đăng ký thực tế nên chẳng bao giờ có sách thừa.

Trường ở trên đảo cũng chỉ được xếp vào loại "trường làng" so với mặt bằng trường công ở New York. Tuy nhiên học sinh của trường hầu hết là con em của cán bộ các đoàn ngoại giao hoặc nhân viên LHQ nên rất đa dạng về ngôn ngữ và sắc tộc, chẳng khác gì một trường quốc tế. Học sinh VN rất được ưu ái vì nhiều năm liên tục, thủ khoa của trường đều là người Việt. Tôi còn nhớ lễ tốt nghiệp của con gái tôi năm ấy, thủ khoa là một cháu con gia đình cán bộ Phái đoàn ngoại giao VN tại LHQ. Các cháu được đội mũ, mặc áo và được lần lượt mời lên nhận bằng.

Đến lượt thủ khoa phát biểu, cháu bé người Việt Nam gần như nhỏ bé nhất so với bạn bè trong khối đã làm cho tất cả mọi người phải ngạc nhiên sửng sốt khi nghe cháu nói: "Tôi xin cảm ơn tất cả những bạn bè đã yêu quý khen ngợi tôi, và cả những người đã chê bai tôi. Chính những lời chê của các bạn đã làm cho tôi phải phấn đấu vươn lên tự khẳng định mình..."

Lê Thanh Chung

(làm việc tại trụ sở Liên Hợp Quốc, Mỹ)

分享到: