【kofu fc】Đừng lạc quan hóa khi tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam thấp !
Tỷ lệ thất nghiệp thấp không thể hiện nền kinh tế mạnh
Đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) hôm 30/9 đã trả lời báo chí về vấn đề tỷ lệ thất nghiệp thống kê của Việt Nam chỉ có 1,ĐừnglạcquanhóakhitỷlệthấtnghiệpcủaViệtNamthấkofu fc84%.
Theo Bộ này thì tỷ lệ đó là hợp lý. Tuy nhiên, nó không nói lên rằng, nền kinh tế của chúng ta mạnh. Đơn giản là vì có đến 18 tiêu chí đánh giá về lao động, mà tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 1 trong số đó.
Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam thấp cũng không nên lạc quan
Các chỉ tiêu khác như thời gian làm việc, khu vực làm việc, bảo hiểm xã hội, làm việc có đúng ngành đúng nghề đào tạo không...
Giống như đo sức khỏe của con người, không chỉ căn cứ vào chiều cao, mà còn dựa vào các yếu tố khác.
"Đừng lạc quan khi tỷ lệ thất nghiệp thấp" - Đại diện Bộ LĐTBXH cho hay.
Năng suất người Việt Nam thấp, vì đâu?
Tin tức từ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương; thấp hơn Singapore 15 lần; thấp hơn Nhật Bản 11 lần; thấp hơn Hàn Quốc 10 lần; chỉ bằng 1/5 so với Malaysia và 2/5 so với Thái Lan.
“Chúng ta nói đến nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh… mà năng suất lao động thế này thì nói lên nhiều chuyện quá. Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 61% mức lao động bình quân của các nước ASEAN, chỉ cao hơn Myanmar và Campuchia. Có phải vậy không?”, Thủ tướng đặt câu hỏi trong phiên họp Chính phủ tháng 9 vừa qua.
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Phạm Thị Hải Chuyền cho biết năng suất lao động của 1 quốc gia được ILO tính theo công thức: "Lấy tổng thu nhập quốc nội chia cho số lao động làm việc". Theo đó Việt Nam là 1 trong 3 nước có năng suất lao động thấp nhất ASEAN.
Có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó là tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn cao; công nghiệp phần lớn làm gia công, ít công nghệ cao; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp còn thấp.
Thủ tướng yêu cầu Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh cùng các bộ, ngành liên quan nghiên cứu kỹ, phân tích tổng thể vấn đề này.
Thủ tướng nhấn mạnh việc so sánh, phân tích năng suất lao động cần phải chỉ rõ được những yếu kém, hạn chế do nguyên nhân chủ quan, khách quan; chỉ rõ chúng ta hạn chế ở khâu nào, do đào tạo kỹ năng lao động hay do công nghệ lạc hậu hay do cách tính. Từ đó, hiểu đúng vấn đề này, đưa ra đánh giá chính thức năng suất lao động của Việt Nam đang ở vị trí nào trong khu vực và trên thế giới, hướng phấn đấu cụ thể.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, cho rằng muốn tăng năng suất lao động trước hết cần tái cơ cấu, tập trung vào những ngành có giá trị gia tăng cao. Tiếp đó, khuyến khích, tạo động lực để DN đầu tư cho KHCN thông qua chính sách ưu đãi cụ thể về thuế và tín dụng. Cuối cùng, phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ nhân viên văn phòng đến lao động kỹ thuật, lao động phổ thông.
“Tổ chức quốc tế đánh giá 80% nhân viên văn phòng ở Việt Nam thiếu kỹ năng; tỷ lệ này ở lao động kỹ thuật, lao động phổ thông là 83% và 40%. Chúng tôi đang yêu cầu các cơ quan xem xét đánh giá trên có đúng không. Nhưng rõ ràng đây là 1 trong 3 yếu tố liên quan đến năng suất lao động rất đáng báo động”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết.
Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ họp, đề xuất với Chính phủ về một nghị quyết nhằm cải thiện, nâng cao năng suất lao động tương tự Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Hiện Việt Nam có một số DN được đánh giá có năng suất, chất lượng lao động thuộc loại cao trên thế giới như dệt may, da giày, cá ba sa, cà phê... Điều đó cho thấy năng suất, chất lượng của lao động, DN Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được vị trí cao trong khu vực và thế giới.
“Chúng ta cần có kế hoạch tổng thể, tính kỹ những yếu tố quyết định năng suất lao động, từ đó có các tiêu chí, giải pháp hết sức cụ thể để cải tiến, nâng cao năng suất lao động, năng suất tổng hợp từ đào tạo lao động đến KHCN, tái cơ cấu” - Thủ tướng yêu cầu.
Phương Đông