【lyon – clermont】Người Việt lưu giữ hồn Tết ở trời Tây

 人参与 | 时间:2025-01-12 23:12:22

Người Việt lưu giữ hồn Tết ở trời Tây

(Dân trí) - Dù ở cách xa quê hương hàng nghìn km nhưng nhiều người Việt đang sinh sống ở Séc, Đức, Mỹ vẫn cố gắng lưu giữ bầu không khí Tết và các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Người Việt tại Cộng hòa Séc: "Tết xa xứ giúp tôi sáng tạo và trưởng thành hơn"

Chị Nhung tạo dáng bên tấm trang trí chào đón Tết (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Việc mua bán đôi khi không tiện như ở Việt Nam, nên chị Nhung, Việt kiều sinh sống tại tỉnh Brno, Cộng hòa Séc, đã dành thời gian tự mày mò làm đồ Tết. Trong hoàn cảnh "cái khó ló cái khôn" ấy, chị đã học được nhiều kỹ năng hơn, trở nên sáng tạo và trưởng thành hơn.

Năm nay là lần đầu tiên chị Nhung làm tiểu cảnh trang trí Tếttruyền thống. Ban đầu, chị định đặt đồ làm sẵn từ Việt Nam chuyển sang, nhưng sau khi tham khảo một số mẫu trên mạng xã hội nên đã tự mua phụ kiện để làm.

Hai con của chị Nhung thích thú chụp ảnh với tấm trang trí ngay từ khi mẹ mới bắt đầu làm (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Con gái 8 tuổi và con trai 3 tuổi của chị Nhung rất thích thú và cũng giúp mẹ một số chi tiết nhỏ. Đây là dịp để giúp trẻ em hiểu hơn về Tết, một nét văn hóa truyền thống của người Việt. "Con tôi hỏi tôi hôm trước có Giáng sinh và Tết rồi sao giờ lại Tết nữa hả mẹ? Tôi giải thích cho con sự khác nhau giữa Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán", chị Nhung nói.

Tấm trang trí sau khi đã hoàn tất (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Tấm decor tuy đơn giản nhưng giúp ngôi nhà chị Nhung trở nên ấm áp và có không khí Tết hơn, phần nào dịu bớt nỗi nhớ quê hương. Sau đó chị gái và em gái chị Nhung tại thành phố Olomouc cũng mua đồ và tự trang trí như vậy. Có vướng mắc gì trong quá trình làm họ truyền kinh nghiệm cho nhau trên nhóm trò chuyện riêng.

Chị Nhung cho biết: "Việc mua bán nhiều khi không tiện như ở Việt Nam, nên muốn tiết kiệm, chủ động và có trải nghiệm, tôi đã dành thời gian mày mò tự làm nhiều thứ. Tay nghề nấu ăn của tôi cũng có chút tiến bộ hơn. Chồng tôi rất ủng hộ và luôn hỗ trợ tôi khi cần. Tết xa xứ nhiều năm đã giúp tôi sáng tạo và trưởng thành hơn".

Chị Quyên cùng gia đình dự tiệc trong chương trình "Xuân Yêu thương" tại thành phố Olomouc (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Còn với chị Quyên, chị gái của chị Nhung, đang sinh sống tại thành phố Olomouc, việc chuẩn bị Tết chu đáo luôn là ưu tiên hàng đầu của gia đình, và cũng là cách để giáo dục hai con trai về cội nguồn và văn hóa truyền thống của dân tộc.

"Tôi may mắn được sống gần bố mẹ cùng các em nên mỗi dịp lễ tết là cả đại gia đình đều tụ họp. Cái cảm giác đón giao thừa vẫn luôn háo hức và thiêng liêng. Dù bán tạp hóa khá bận rộn, nhưng chúng tôi luôn cố gắng thu xếp thời gian để tham gia sự kiện của Cộng đồng người Việt tại Olomouc. Gần đây nhất là chương trình "Xuân yêu thương" vào ngày 20/1 tức ngày 29 Tết. Được gặp gỡ nhiều đồng hương; được thưởng thức những món ăn truyền thống như bánh chưng, giò, nộm, nem; trẻ em được nhận phong bao lì xì khiến tôi thấy rất ấm cúng, giống như mình đang ăn Tết ở quê hương vậy", chị Quyên chia sẻ.

Chương trình "Xuân yêu thương" của Cộng đồng người Việt tại Olomouc (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Lan tỏa văn hóa Việt tới bạn bè quốc tế

Chị Quỳnh chụp ảnh cùng bạn bè ở Berlin (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Với chị Quỳnh, 34 tuổi, một thực tập sinh ở Berlin, Đức, năm nay rất đặc biệt bởi đây là lần đầu tiên chị đón Tết ở nơi đất khách quê người. Chị mới đặt chân đến Berlin cách đây hơn 2 tháng. Rất may, những người bạn ở đây khá gần gũi, thân thiện, giúp chị nhanh chóng hòa nhập và cho chị cảm giác như một gia đình.

Trong những ngày cuối năm, chị cùng một số người bạn Việt Nam và ngoại quốc trang trí nhà cửa, gói bánh trưng và chuẩn bị mâm cỗ đón Tết cổ truyền. Chị rất vui khi được chia sẻ với bạn bè quốc tế cách gói bánh chưng và chuẩn bị những món ăn truyền thống như nem rán, giò xào. Không khí ấm cúng cũng giúp chị vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà.

Mâm cỗ đón Tết cổ truyền do chị Quỳnh và bạn bè chuẩn bị (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Chị Quỳnh và bạn bè cùng nhau gói và luộc bánh chưng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Chị Quỳnh coi Tết là cơ hội để giới thiệu văn hóa Việt Nam tới bạn bè trên thế giới (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Lưu giữ truyền thống quê nhà trên đất Mỹ

Mâm cỗ truyền thống của gia đình chị Linh trên đất Mỹ (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Chia sẻ với Dân trí, chị Linh ở California, Mỹ cho biết, năm nay gia đình chị đón Tết Nguyên đán xa quê hương. Cả năm trời làm việc vất vả, tất bật nơi xứ người, nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương tưởng chừng đã vơi bớt đi phần nào.

Thế nhưng, chị Linh cho biết, khi nghe được những bài nhạc Tết, chị nhớ nhà, nhớ bố mẹ và anh, chị, em da diết. Trong không khí Tết đến xuân về, chị đặc biệt hoài niệm không khí quây quần của gia đình vào dịp năm mới.

Gia đình chị Linh và bạn bè đã tụ tập lại một tuần trước Tết để gói bánh chưng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Để vơi bớt nỗi nhớ nhà, vợ chồng chị đã cố gắng giành thời gian để đi mua sắm những vật để trang trí cho ngày Tếtcổ truyền. Gia đình chị đã đi chợ mua cây quất, hoa cúc, hoa lan, hoa lay ơn cũng như cành đào trang hoàng nhà cửa, mang không khí Tết tới nơi cách xa quê hương hàng nghìn km.

Vào ngày 30 Tết, chị Linh cùng chồng cũng tất bật chuẩn bị mâm cơm Tết đơn giản với giò, bánh chưng, xôi, gà, nem để đón năm mới, xem chương trình Tết ở Việt Nam, đồng thời gọi điện về cho gia đình ở quê nhà.

Các em bé nhà chị Linh và bạn bè chị rất háo hức và vui mừng khi cùng cha mẹ tham gia hoạt động gói bánh chưng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Đặc biệt, trước Tết một tuần, nhà chị Linh cùng với một số gia đình thuộc cộng đồng người Việt tại Mỹ đã tụ tập ăn tất niên và cùng nhau gói bánh chưng, để lưu giữ những nét quốc hồn, quốc túy của dân tộc dù đang ở nơi xa xứ. Việc gói bánh chưng chung tuy khá vất vả, nhưng bầu không khí rất vui vẻ, đồng thời cũng là một cách để các gia đình người Việt giáo dục con cái nhớ về nguồn cội, truyền thống dân tộc, để lưu giữ trong tim hình ảnh quê hương, xứ sở.

Chị Linh cho biết: "Gia đình mình muốn giữ gìn một cái Tết cổ truyền nhất trong khả năng có thể để con cái có thể cảm nhận được không khí ngày Tết ViệtNam và đặc biệt là từ ngày qua Mỹ thì năm nào chúng mình cũng tụ tập anh em bạn bè lại gói bánh chưng. Người lớn vừa làm vừa kể chuyện, giải thích cho con nghe đâu là những đặc trưng của ngày Tết Việt Nam. Con mình còn bé nên chưa hiểu được nhiều nhưng khi thấy mọi người tụ tập quây quần gói bánh bé cũng rất thích thú ngắm nhìn. Các bố mẹ cũng vừa làm vừa hướng dẫn để giúp các bé gói riêng một chiếc bánh tí hon nên bé nào cũng thích thú".

Với những hoạt động đón Tết rộn ràng, chị Linh gửi gắm mong ước gia đình nhỏ của mình có một năm mạnh khỏe, an vui, công việc được hanh thông, thuận lợi.

顶: 58447踩: 7