Empire777Empire777

【số liệu thống kê về union berlin gặp eintracht frankfurt】Sức sống Dữ Dã Viên

Bia Dữ Dã Viên và Miếu Thổ thần (Yên Ba)

Vùng đế đô dịch chuyển từ Kim Long - Phú Xuân càng tôn vinh vẻ đẹp cảnh quan và phong thủy của Hương Giang,ứcsốngDữDãViêsố liệu thống kê về union berlin gặp eintracht frankfurt ngoài yếu tố Minh đường, bổ sung Tả Thanh Long (cồn Hến) và Hữu Bạch Hổ (cồn Dữ Dã), dù rằng nguyên sơ, đó chỉ là những cồn đất/cát được hình thành từ những biến động địa lý và thủy văn, dân gian quen gọi bãi. Trên sông Hương có ba bãi, từ trên xuống là Dương Xuân (bãi Trên - phía tây nam trước Kinh thành), Phú Xuân (bãi Giữa - phía đông nam trước Kinh thành) và Thanh Tiên (bãi Nổi - phía đông bắc huyện Phú Vang). Cả ba bãi này từ xưa đều gọi như vậy, riêng bãi Giữa, tương truyền thời chúa Nguyễn thường lập trường thi ở đây (Nhất thống chí, Thuận Hóa, 1997, tập I, tr. 165).

Bãi Trên chính là cồn Dã Viên hiện nay, Địa bạ Dương Xuân thời Gia Long ghi là Xứ Cồn Soi, cả tứ phía đông - tây - nam - bắc đều giáp trường giang (sông lớn), lấy sông làm ranh giới. Trên đó có cả công thổ, tư thổ, mộ địa, cồn cát trắng. Cồn Soi trở thành Dữ Dã Viên, có xây dựng miếu Thổ thần, lầu Quan Phong cùng tấm bia đá Dữ Dã Viên (ngày lành tháng 5/Tự Đức 21 - Mậu Thìn [1868], phụng sắc tạo). Từ đó, chính thức trở thành một vườn ngự cùng nhiều hoạt động, cây trái, động vật đặc trưng.

Phải đến tháng 9/Kỷ Mão (1889), vua Thành Thái mới cho trùng tu vườn Dữ Dã sau lời tâu của Khâm sứ Trung kỳ Hector qua đợt khảo sát, nhấn mạnh nơi đây do tiền nhân xây dựng, đúng là một thắng cảnh cần được tôn trọng nhưng lâu ngày chưa sửa sang, bốn phía dân canh tác lãnh trưng nên không được tề chỉnh, xin thu hồi để làm vườn ngự. Chức năng vườn ngự đã phát huy vai trò nghỉ dưỡng cho nhà vua những lúc nóng nực, bực bội. Lệ định năm Giáp Ngọ (1894) nhấn mạnh nhà vua đến Dữ Dã Viên hoặc chốn sơn lăng vào mỗi chiều thứ năm hàng tuần để tránh hơi nóng mà dưỡng thiên hòa. Cũng trong năm này, triều đình còn cho dựng thủy tạ thừa lương trước bến Phú Văn Lâu để vua ra hóng mát.

Đặc biệt, trong chiến lược phát triển giao thông hiện đại khắp Đông Dương của người Pháp, đường sắt xuyên Việt đã được hoạch định. Nhân chuyến công cán đến Huế tháng 2/Nhâm Thìn (1892), Toàn quyền De Lanessan đã có chương trình nghị sự 14 khoản với triều đình Huế, trong đó có bàn định việc xây dựng đường sắt từ Kinh sư tới Bắc Kỳ, được vua Thành Thái chuẩn cho thi hành. Đến tháng 11/Ất Tỵ (1905), việc xây dựng mới được triển khai, công ty lãnh trưng làm đường sắt, theo thiết kế, phải chạy qua vườn Dữ Dã, ngang rừng trúc ở góc trái, phía sau 14 thước, nên cho quan phủ Thừa Thiên đổi chỉnh lại hàng trúc để làm rõ giới hạn cấm địa, sau đó lại chuẩn cho nhận phần đất ở cầu Bạch Hổ dựng trại để lo việc làm đường xe lửa chạy qua cầu, chính là tiền thân của ga Huế (Thực lục phụ biên, đệ lục kỷ).

Dự án xây dựng các công trình đường sắt Đông Dương được Tổng thống Pháp Emile Loubet, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Clementel ra Quyết định phê duyệt ngày 27/01/1905 (Công báo Đông Dương, số 3/1905, tr. 236). Dự án Đông Dương có ba hợp phần Bắc kỳ, Nam kỳ và Trung kỳ (Đường xe điện Hội An tới Đài quan sát, Đường sắt Đà Nẵng - Huế - Quảng Trị). Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Clementel gửi Tổng thống Pháp ngày 7/10/1905 cho biết xây dựng 1.364km đường sắt Đông Dương đợt này hết 168 triệu franc, riêng tuyến Tourane - Huế - Quảng Trị dài 172km, chi phí 25 triệu franc. Đoạn Đà Nẵng - Huế dài 104,5km đang được đẩy mạnh thi công, hoàn thành vào năm 1906. Đoạn 2 Huế - Quảng Trị dài 67,5km sẽ được đưa ra đấu thầu ngày 29/8/1905 (Công báo Đông Dương, số 11/1905, tr. 1236-1238, 1297-1301).

Tháng 5/Ất Mão (1915), có thương nhân Mi Ra người Pháp xin thuê đất ở vườn Dữ Dã để trồng thử các loại hương thảo. Tòa sứ Thừa Thiên tư xin cho thuê ba hạn, mỗi hạn ba năm, thuế 50 đồng/năm. Tuy nhiên, theo Phủ Phụ chính, đất ấy trước đã giao xã Dương Xuân, về sau hệ năm của Tôn thất cũng xin trưng nhưng chưa được, nếu cho người Pháp thuê, do đất ấy thuộc ngự viên, chỉ trồng những cây ăn trái, không nên trồng cây lớn, sẽ tiện cho chuyện thu hồi, bớt trở ngại về sau. Từ đó, lập nên bản khoán ước rõ ràng, với nhiều nội dung cụ thể, như (1) mọi sảnh đường mộ chỉ trong vườn đều phải theo lệ tôn kính không được vi phạm, những cây đã có trái cũng theo mùa trích hái cung tiến; (2) trong vườn phải giữ như cũ, những cây cỏ dưới bóng râm phải trồng khắp; (3) mọi nơi, nếu sau này triều đình có kế hoạch làm gì thì phải tuân theo, nhà vua chỉ đồng ý cho thuê một hạn. Về sau, phía Pháp có nhận được đơn kiện của xã Dương Xuân Hạ bởi xã và Lê Tô quản nhận đã lâu, hàng năm canh tác nạp thuế, nếu trích giao cho người khác nhận làm thì không công bằng.

Từ một cồn/bãi nổi tự nhiên trên sông Hương, nhà Nguyễn đã thiêng hóa Cồn Soi thành Hữu Bạch Hổ trong chức năng phong thủy của đất đế đô, để rồi vua Tự Đức định danh Dữ Dã Viên - ngự viên, nhưng dân gian rút gọn thành Dã Viên. Ở đó, ngoài phần ngự viên, vẫn có đất cho người dân canh tác. Đặc biệt đến đầu thế kỷ XX, Hữu Bạch Hổ cùng miếu Lịch Đại Đế vương, chùa Báo Quốc... bị công trình đường sắt cắt ngang, hay tháp nước Dã Viên mọc lên, đương thời đã gây nên bao tranh luận gay gắt trong vấn đề “bảo tồn và phát triển” rất thời sự như hiện nay.

Vấn đề là lợi ích chung cao cả và tính hợp lý của nó, sẽ đủ sức giải quyết những vấn đề nhạy cảm và đạt hiệu quả cao. Từ sức sống đó, Dữ Dã Viên hôm nay vẫn sẽ là một khu vườn cổ điển mang đậm giá trị lịch sử văn hóa và sinh thái cảnh quan độc đáo, càng làm đẹp thêm cho sông Hương, cho thành phố vườn xứ Huế - đô thị di sản và sinh thái đặc trưng.

Bài, ảnh: KHIÊM MINH

赞(9428)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【số liệu thống kê về union berlin gặp eintracht frankfurt】Sức sống Dữ Dã Viên