【bảng xếp hang y】Cần quy định cụ thể trách nhiệm cá nhân trong cổ phần hóa

 人参与 | 时间:2025-01-13 03:22:41

CPH

Các khách mời tham gia cuộc tọa đàm sáng 22/8. Ảnh: PV

Làm đúng luật,ầnquyđịnhcụthểtráchnhiệmcánhântrongcổphầnhóbảng xếp hang y cổ phần hóa sẽ đạt tiến độ

Sáng ngày 22/8, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức cuộc tọa đàm “Cổ phần hóa: Đúng pháp luật nhưng phải nhanh”.

Tại cuộc tọa đàm, ông Phạm Đức Trung - Trưởng ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đánh giá, thời gian qua, chất lượng hoạt động cổ phần hóa đã được nâng lên nhiều so với trước. Trước đó, báo cáo giám sát của Quốc hội đã chỉ ra nhiều trường hợp đánh giá không đúng, sai chế độ, vi phạm… gây thất thoát, ảnh hưởng niềm tin, uy tín của quá trình cổ phần hóa.

Nghị định 126/2018/NĐ-CP và Nghị định 32/2018/NĐ-CP được ban hành đã sửa đổi căn bản, thể chế hoá nhiều chủ trương chính sách, áp dụng phương pháp định giá tiên tiến theo thông lệ quốc tế để định giá tài sản nhà nước tại doanh nghiệp (DN)… khiến chất lượng cổ phần hóa được nâng cao, đảm bảo mục tiêu hài hoà lợi ích cổ đông, người lao động và Nhà nước…

Nhờ vậy, 3 năm qua chúng ta đã cổ phần hóa hơn 160 DN, trong đó có nhiều DN quy mô lớn, thương hiệu mạnh, lợi ích thu về từ thoái vốn tăng cao. Chỉ trong 3 năm, số tiền thu về đã đạt trên 70% mục tiêu nghị quyết của Quốc hội giao cho cả giai đoạn 2016 – 2020.

Theo ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính), với việc ban hành những chính sách mới quy định rõ hơn việc thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, mặt tích cực đầu tiên là nhận thức về cổ phần hóa, thoái vốn đã được thay đổi, đảm bảo nguyên tắc thị trường, công khai minh bạch. Trong đó, một yêu cầu quan trọng là DN phải thực hiện đúng quy định Nhà nước về sắp xếp, quản lý, sử dụng đất đai, lĩnh vực trước đây còn chưa được tuân thủ tốt.

“Khâu chuẩn bị cổ phần hóa rất quan trọng, nếu DN sắp xếp đúng quy định của luật thì đảm bảo tiến độ cổ phần hóa, không còn chậm chễ như trước. Chúng ta làm đúng luật thì sẽ đẩy nhanh được tiến độ cổ phần hóa” - ông Đặng Quyết Tiến nhấn mạnh.

Đề cao vai trò của việc hoàn thiện thể chế chính sách thời gian qua, ông Nguyễn Hồng Long - Phó trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho rằng, việc ban hành các văn bản chính sách mới góp phần đảm bảo tính chặt chẽ, hiệu quả cao trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn.

Chẳng hạn, Nghị định 126 đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, trong đó đặc biệt là về việc phê duyệt phương án sử dụng đất, vấn đề khó khăn nhất và cần nhiều thời gian xử lý nhất. Những quy định cụ thể về phê duyệt phương án sử dụng đất góp phần hạn chế tình trạng thất thoát tài sản nhà nước.

Vẫn còn tư tưởng né tránh, sợ trách nhiệm

Bên cạnh yếu tố về thể chế, thị trường, ông Nguyễn Hồng Long cũng nhấn mạnh vai trò của cá nhân rất quan trọng. Nêu ví dụ các DN lớn như Tổng công ty Thương mại Hà Nội quản lý 183 mảnh đất, Tập đoàn Cao su Việt Nam với hàng chục ngàn ha đất ở khắp cả nước… đã cổ phần hóa thành công, ông Nguyễn Hồng Long cho rằng, ở những DN chậm trễ vẫn là do có tư tưởng né tránh, sợ trách nhiệm. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật trong lĩnh vực này liên quan đến trách nhiệm cá nhân vẫn còn chưa chặt chẽ, chưa cụ thể, tạo ra tâm lý ngại trách nhiệm sau này.

“Công tác cán bộ là rất quan trọng, cần có các quy định rõ ràng, cụ thể hơn để người thực hiện cổ phần hóa yên tâm làm nhiệm vụ” - Phó trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN nêu rõ.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN, từ năm 2016 đến nay, mặc dù công tác cổ phần hóa, thoái vốn đã có nhiều thay đổi tích cực về chất nhưng tiến độ vẫn còn chậm. Cụ thể, đến hết tháng 6/2019 mới cổ phần hóa được 35/127 DN nhà nước, đạt 27,5%; hoàn thành thoái vốn được 88/405 DN, đạt 21,8% so với kế hoạch đặt ra cho cả giai đoạn 2016 - 2020.

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng trên, như: Nhà nước đã ban hành nhiều quy định chặt chẽ hơn trong cổ phần hóa, bảo đảm chặt chẽ, minh bạch nên thời gian thực hiện cũng lâu hơn. Một số bộ, ngành địa phương gặp vướng mắc trong triển khai thực hiện xác định giá trị sử dụng đất, giá trị DN. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng lãnh đạo DN còn đùn đẩy, sợ trách nhiệm trong xử lý công việc nên thời gian triển khai chậm./.

H.Y

顶: 9踩: 66591