Trong lịch sử khoa bảng Việt Nam có một vị sĩ tử dù không làm bài thi nhưng nhờ tấm lòng lương thiện,ịsĩtửđithikhônglàmbàinộpgiấytrắngvẫnđỗtiếnsĩlàket qua atlas có công hộ giá nên vẫn được chấm đỗ tiến sĩ.
Người được nhắc đến chính là Nguyễn Trật, được mệnh danh là “chúa tể may mắn” trong khoa cử.
Nguyễn Trật hiện chưa rõ năm sinh, năm mất, ước chừng ông sống vào thời Hậu Lê, nửa sau thế kỉ XVI, người làng Nguyệt Viên, huyện Hoằng Hóa (nay thuộc xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Tương truyền, ông là người có thể chất tráng kiện, lại hiền lành siêng năng nên được nhiều người mến mộ. Với mong muốn lập thân bằng con đường khoa cử, ông tìm đến với con chữ thánh hiền, mong ghi dấu công danh. Tuy nhiên vì học đến đâu quên đến đó nên ông đành từ bỏ sách vở, khoa thi.
Theo sách Tang thương ngẫu lục, dù không còn vương vấn con đường công danh, khoa cử, nhưng lúc bấy giờ có một thầy Địa lý đi chơi qua làng Nguyệt Yên, thấy Nguyễn Trật hiền lành, lễ độ nên khuyên ông nên tiếp tục con đường khoa cử. Sau khi được thầy khuyên bảo, Nguyễn Trật lại tìm thầy miệt mài kinh sử, chăm chú việc đèn sách.
Năm ông 40 tuổi, triều đình mở khoa thi Hội, Nguyễn Trật miễn cưỡng lều chỏng đi thi. Học không giỏi, nhưng nhờ có người quen biết cùng ở trọ một nhà chỉ bảo cho nên ông đã thi đỗ trường nhất, trường nhì và trường ba trong kỳ thi Hội. Đến trường thi thứ tư (trường thi cuối cùng trong kỳ thi Hội), bạn bè của Nguyễn Trật đã rơi rớt hết cả, không còn ai giúp có thể giúp đỡ ông nữa.
Trong lúc làm bài thi, thí sinh cạnh Nguyễn Trật bị đau bụng. Để cứu đối phương, Nguyễn Trật liền vội vàng cõng anh ta tìm thầy thuốc. Cảm ơn tấm lòng hiệp nghĩa đó, người bạn đã tặng lại bài thi cho ông. Nhờ bài thi “trên trời rơi xuống đó”, Nguyễn Trật thi đỗ, cùng 7 người khác vào dự kỳ thi Đình.
Đến kỳ thi Đình, ông phải bỏ giấy trắng. Triều đình cho rằng ông ngông ngạo nên dự tính sẽ phạt bằng cách xóa tên ông khỏi các kỳ thi.
Lúc này, chúa Trịnh Tùng đột nhiên ốm nặng qua đời. Trịnh Tráng lên thay nhưng gặp phải sự chống đối quyết liệt của anh trai là Trịnh Xuân, Trịnh Tráng phải bỏ chạy về Hải Dương rồi cùng vua Lê về Thanh Hóa.
Trong lúc hỗn loạn, Nguyễn Trật có công hộ giá nhà vua Lê và chúa Trịnh. Nhờ có công, ông không còn bị triều đình trừng phạt nữa, lại cho đỗ tiến sĩ. Vậy là từ thân phận của một nho sinh phạm trường quy, phạm tội kiêu ngạo với triều đình, Nguyễn Trật may mắn thoát nạn, được chấm đỗ tiến sĩ, tên tuổi lưu danh bảng vàng.
Sau khi nhận danh hiệu, Nguyễn Trật ra làm quan và đảm nhiệm chức Công khao Đô cấp Sự trung. Với tính cách hiền lành, yêu thương dân chúng, ông được người đời quý trọng và kính mến. Tên tuổi của ông hiện vẫn được khắc ghi trên bia đá tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Kim Nhã