【soi kèo góc aston villa】Cầu ông Nhất: “Oằn mình cõng” dân qua suối
CẦU HẾT “ĐÁT”
Ông Lê Văn Nhất cho biết: “Năm nào gia đình tôi cũng gia cố lại cầu. Mùa mưa năm nay,ầuocircngNhấtnbspldquoOằnmigravenhcotildengrdquodacircnquasuốsoi kèo góc aston villa nước dâng cao, có khi ngập nên cây cầu không trụ nổi dẫn tới việc bị xuống cấp và hư hại nặng”. Chiếc cầu dài khoảng 25m, rộng gần 2m, được lắp ghép khá thô sơ, mặt cầu làm từ những thanh sắt tận dụng hoặc ghép các mảnh gỗ và cố định bằng dây thừng, dây thép đã gỉ sét. Trụ cầu làm bằng gỗ nay có dấu hiệu mục nát, xiêu vẹo. Không có lan can và mặt cầu đã bị dòng chảy xô nghiêng hẳn về một bên, có nguy cơ đổ sụp bất cứ lúc nào. Nhưng đây là lối đi duy nhất của hơn 15 hộ dân xóm Rạt và 350 hộ dân nơi khác qua lại để canh tác 600 ha cao su, điều.
Người dân liều mình qua cầu dù đã có cảnh báo nguy hiểm của chính quyền xã
Ông Bùi Văn Lê, Trưởng xóm Rạt cho biết: “Năm nay thời tiết thất thường, mưa nhiều nên cây cầu xuống cấp muốn đổ sụp. Chúng tôi đã báo cáo chính quyền địa phương. Cuối tháng 7 vừa qua, UBND xã đã cử cán bộ xuống khảo sát, cảnh báo nguy hiểm và thông báo đóng cầu không cho người dân qua lại”. Cầu bị cấm lưu thông, người dân phải đi đường vòng xa hơn gấp 4,5 lần. Tuy nhiên, đường vòng vừa xa lại vừa lầy lội nên ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Ông Mai Văn Luận sống gần cầu Ông Nhất cho biết: “Tôi đang sửa lại nhà nhưng cầu xuống cấp, xe không qua lại được, phải đi đường vòng xa hơn cả chục kilômét nhưng cũng không ổn vì đường gồ ghề, trời mưa trơn trượt. Do đó, việc sửa nhà của gia đình tôi phải tạm hoãn”.
Cũng vì cách trở giao thông nên một vài hộ dân đã ngừng khai thác mủ cao su. Tuy nhiên, không ít gia đình sống nhờ vào nương rẫy vẫn phải liều mình qua cầu bất chấp nguy hiểm rình rập.
VẪN PHẢI... CHỜ!
Cầu không thể lưu thông, mọi sinh hoạt và hoạt động sản xuất của người dân có nguy cơ bị trì trệ. Thế nhưng, chính quyền địa phương vẫn chưa có giải pháp nào để khắc phục. Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Tân Tiến cho biết: “Xã đã nhận được kiến nghị của người dân và nắm bắt tình hình thực tế. Tuy nhiên, đến thời điểm này UBND xã vẫn chưa có phương án giải quyết vì thiếu vốn. Trong khi đó, nếu tháo bỏ cầu cũ thì không có kinh phí để xây mới. Còn giữ lại cầu và duy tu theo kiểu chắp vá thì rất nguy hiểm cho người dân”.
Tại buổi tiếp xúc với cử tri xã Tân Tiến vào đầu tháng 8-2017, ông Nguyễn Văn Tặng, Phó chủ tịch UBND huyện Đồng Phú cho rằng, cầu Ông Nhất do người dân tự thiết kế, thi công, không đạt tiêu chuẩn. Hiện cầu đã xuống cấp nên huyện chỉ đạo xã trực tiếp xuống hiện trường hướng dẫn người dân không lưu thông qua cầu, cắm biển báo nguy hiểm ở hai đầu cầu, chỉ dẫn người dân đi theo đường vòng nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Song song với đó, huyện đã làm việc với Sở Giao thông - Vận tải và được lãnh đạo sở đưa phương án xây dựng cầu Ông Nhất vào danh mục đầu tư thuộc nguồn vốn ODA.
X.Túc