当前位置:首页 > Thể thao > 【kết quả bóng đá giải trung quốc】Tạo động lực phát triển từ “sức mạnh mềm” văn hóa

【kết quả bóng đá giải trung quốc】Tạo động lực phát triển từ “sức mạnh mềm” văn hóa

2025-01-26 01:18:36 [Thể thao] 来源:Empire777

VHO - Sáng 18.7 tại trụ sở Văn phòng Chính phủ,ạođộnglựcpháttriểntừsứcmạnhmềmvănhókết quả bóng đá giải trung quốc Ủy viên TƯ Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã chủ trì buổi làm việc với Bộ VHTTDL về tình hình triển khai nhiệm vụ công tác sáu tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tạo động lực phát triển từ “sức mạnh mềm” văn hóa - ảnh 1
Ủy viên TƯ Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long chủ trì buổi làm việc với Bộ VHTTDL

Tham dự buổi làm việc có Ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng; các Thứ trưởng Tạ Quang Đông, Trịnh Thị Thủy, Hoàng Đạo Cương, Hồ An Phong; lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ.

Nâng cao vai trò, vị thế của ngành

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, nhìn lại 6 tháng đầu năm,  lĩnh vực VHTTDL đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Bộ đã làm tốt vai trò tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Quốc hội tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với sự phát triển của ngành. Có thể nói, chưa bao giờ ngành VHTTDL đón nhận nhiều sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ như hiện nay.

Tạo động lực phát triển từ “sức mạnh mềm” văn hóa - ảnh 2
Toàn cảnh buổi làm việc

Bộ cũng đã tập trung hoàn thiện, rà soát khoảng trống pháp lý để tiếp tục tham mưu trình Chính phủ, Quốc hội ban hành các Luật, Nghị định. Với quan điểm các bộ luật được xây dựng không chỉ góp phần tăng cường quản lý nhà nước mà còn kiến tạo sự phát triển, công tác hoàn thiện thể chế được chú trọng. 6 tháng đầu năm, Bộ VHTTDL đã xây dựng, hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo và 3 Nghị định. 

“Quốc hội đã cho ý kiến về Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030. Đây là nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ VHTTDL đã tập trung xây dựng, vượt qua tư duy nhiệm kỳ nhằm kiến tạo sự phát triển theo hướng bền vững, như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc về văn hóa năm 2021”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng, thời gian qua Bộ VHTTDL đã xác định xây dựng môi trường văn hóa cơ sở là nhiệm vụ trọng tâm để tập trung xây dựng. “Nhiều mô hình mới, cách làm hay, nhiều gương điển hình tiên tiến đã xuất hiện như mô hình trưởng thôn thân thiện tại Hà Nội; Làng văn hóa kiểu mẫu tại Vĩnh Phúc…”, Bộ trưởng cho biết.

 Sau Hội thảo khoa học cấp quốc gia về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, Bộ VHTTDL đã tập trung chỉ đạo, đề nghị các tỉnh, thành ban hành Nghị quyết chuyên đề. Đến nay, 63/63 tỉnh đều có các kế hoạch, Nghị quyết chuyên đề, với các giải pháp phát huy giá trị, tiềm năng văn hóa, con người của từng vùng đất.

Các sự kiện văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia, cấp vùng cũng đã được tổ chức, góp phần giữ gìn, quảng bá và phát huy bản sắc văn hóa, nhất là các loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một. 6 tháng đầu năm, Bộ VHTTDL đã chủ trì tổ chức thành công các hoạt động trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954- 7.5.2024); phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức thành công Lễ Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024; phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ hội Vì hoà bình năm 2024...

Tạo động lực phát triển từ “sức mạnh mềm” văn hóa - ảnh 3
Ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng báo cáo kết quả công tác của ngành VHTTDL 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024

Thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững; Chỉ thị số 08/CT-TTg về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững, thời gian qua, du lịch Việt Nam tiếp tục phát triển, được Thủ tướng Chính phủ đánh giá là "điểm sáng trong bức tranh kinh tế".

Bộ VHTTDL đã tập trung khai thác, mở rộng thị trường, nhất là các thị trường trọng điểm, tiềm năng. Lượng khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đã có dấu hiệu tăng; trong đó, có những thị trường đã phục hồi và vượt qua các con số thống kê thời kỳ trước đại dịch Covid-19. Du lịch nội địa được xác định là bệ đỡ của ngành du lịch. Điểm đáng mừng là mỗi địa phương đã bắt đầu có những sản phẩm du lịch đặc trưng, đồng thời có sự kết nối trong việc phát triển vùng. 

Về thể thao, trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ VHTTDL phối hợp với các địa phương tổ chức 14 giải thể thao quần chúng cấp quốc gia. Thể thao thành tích cao giành được nhiều thành tích ấn tượng tại các giải thể thao quốc tế. Tính đến nay, Thể thao Việt Nam đã có 16 suất chính thức tham dự Olympic Paris 2024.

Công tác đối ngoại về văn hoá từng bước đi vào chiều sâu, đóng góp vào thành tựu đối ngoại của đất nước. Các hoạt động xúc tiến, các ngày văn hóa, tuần văn hóa tại nước ngoài đã được triển khai có trọng điểm, gắn với các sự kiện, nhiệm vụ chính trị quan trọng.

“Gần nhất là Diễn đàn xúc tiến du lịch và hợp tác văn hoá Việt Nam – Hàn Quốc dưới sự tham gia của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Những ngày văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga đã được sự đón nhận, quan tâm đặc biệt của nước chủ nhà, qua đó nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt, lan tỏa sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam ra thế giới", Bộ trưởng cho biết.

Tạo động lực phát triển từ “sức mạnh mềm” văn hóa - ảnh 4
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được, trong sự phát triển của ngành còn có nhiều khó khăn, thách thức

Cũng theo Bộ trưởng, trong sự phát triển của ngành còn có nhiều khó khăn, thách thức. Thứ nhất là mâu thuẫn giữa nhận thức của xã hội với chức năng, nhiệm vụ của Bộ VHTTDL. Thứ hai, mâu thuẫn giữa mục tiêu cần hướng đến và nguồn lực phân bổ để thực hiện theo các mục tiêu này. 

“Văn hóa là lĩnh vực đặc thù. Đầu tư cho văn hóa không giống như đầu tư xây dựng một cây cầu, hiệu quả phải có độ lùi thời gian, thậm chí phải trăm năm sau mới  thấy được. Như Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều đã nói, hành động vứt rác ra đường chỉ mất một giây, nhưng để có hành động tự giác cúi xuống dọn rác thì phải mất cả trăm năm. Để hình thành một nếp sống văn hóa, đòi hỏi cả một quá trình…”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thứ ba, ngành đang đối diện về vấn đề thiếu nguồn nhân lực. Một số lĩnh vực đang rất thiếu các chuyên gia đầu ngành, chuyên gia quản lý, nghiên cứu sâu về văn hóa, nghệ thuật. “Việc hoàn thiện, ban hành các cơ chế chính sách cũng như thực thi chính sách còn nhiều khó khăn. Đơn cử như lĩnh vực Văn học chưa có Nghị định quản lý. Nghệ thuật biểu diễn cũng chưa có Luật nhằm kiến tạo sự phát triển…”, Bộ trưởng nêu.

Bên cạnh đó, những tác động mặt trái của cơ chế thị trường cũng đang tạo nên nhiều thách thức, để khắc phục đòi hỏi phải có bước đi, lộ trình thích hợp, có chiều sâu.

Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng báo cáo về những phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của ngành những tháng cuối năm.  Theo đó, toàn ngành tiếp tục đổi mới cách thức tiếp cận và tư duy quản lý từ “làm văn hóa” sang “quản lý Nhà nước về văn hóa”, triển khai nhiệm vụ với tinh thần chủ động, nghiêm túc, quyết liệt, linh hoạt.

Tạo động lực phát triển từ “sức mạnh mềm” văn hóa - ảnh 5
Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ VHTTDL tham dự cuộc họp

Bộ trưởng nhấn mạnh phương châm toàn ngành sẽ chú trọng thực hiện: “3 quyết tâm, 4 chủ động, 5 hiệu quả”. Theo đó, quyết tâm tăng tốc, về đích, hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu Kế hoạch công tác năm 2024 đã đề ra. Quyết tâm xây dựng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện. Quyết tâm tổ chức thành công, hiệu quả, có sức lan toả các sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch lớn, quy mô toàn quốc.

4 chủ động gồm: Chủ động xử lý công việc theo đúng chức trách nhiệm vụ được giao, không thoái thác, không né tránh, không đùn đẩy.  Chủ động là “đối tác tin cậy trong mọi nhiệm vụ” khi phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ xử lý công việc, tạo sức mạnh tổng hợp. Chủ động phối hợp với các đơn vị chuyên môn của các ban, bộ, ngành, địa phương. Chủ động phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân lực chất lượng cao.

5 hiệu quả gồm: Hiệu quả về sử dụng nguồn lực: Phân bổ dự toán, giải ngân vốn đầu tư công, khai thác sử dụng cơ sở vật chất. Hiệu quả trong thực thi hoạt động nghiệp vụ: phải suy nghĩ thực thi nhiệm vụ có chiều sâu, để “xuất sắc là một thói quen". Hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp. Hiệu quả thực sự về xây dựng Đảng tại các cơ quan, đơn vị. Hiệu quả thi đua, thi đua phải thực chất.

Sức bật từ chuyển đổi tư duy

Vụ trưởng Vụ Khoa giáo- Văn xã (Văn phòng Chính phủ) Chu Đức Nhuận nhấn mạnh, báo cáo của Bộ VHTTDL đã cho thấy bức tranh toàn cảnh về phát triển VHTTDL thời gian qua. Đặc biệt, với việc xác định nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện thể chế, cùng với phương châm chuyển tư duy từ làm văn hóa sang quản lý Nhà nước về văn hóa đã tạo nên sức bật mạnh mẽ cho ngành.

Tạo động lực phát triển từ “sức mạnh mềm” văn hóa - ảnh 6
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng báo cáo tại cuộc họp

“Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hóa, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, triển khai các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư… được Bộ VHTTDL xác định là những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Qua đó, khẳng định vai trò, vị thế và trách nhiệm của Bộ trong thực thi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”, ông Chu Đức Nhuận phát biểu.

Báo cáo Phó Thủ tướng tại buổi làm việc, Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho biết, các lĩnh vực  nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm trong thời gian qua đã có những dấu ấn nổi bật. Bên cạnh các nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao, đã có nhiều chương trình nghệ thuật đến với nhân dân ở các vùng miền, đặc biệt tại các địa bàn xa xôi, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Lĩnh vực điện ảnh có nhiều dấu ấn, đặc biệt trong việc tổ chức và nâng tầm các LHP như LHP Việt Nam, LHP Quốc tế Hà Nội… 

Tạo động lực phát triển từ “sức mạnh mềm” văn hóa - ảnh 7
Thứ trưởng Tạ Quang Đông phát biểu tại buổi làm việc

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy bày tỏ, trước những vấn đề khó khăn của Bộ, ngành, mong rằng Phó Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo quyết liệt nhằm định hướng, tháo gỡ.

“Trên tinh thần chủ động, thận trọng và cầu thị, Bộ VHTTDL luôn có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành... trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Tuy nhiên còn có nhiều vấn đề phát sinh, vướng mắc rất cần sự chỉ đạo quyết liệt từ các cấp, đặc biệt từ Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ…”, Thứ trưởng  Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh.

Tạo động lực phát triển từ “sức mạnh mềm” văn hóa - ảnh 8
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy phát biểu tại buổi làm việc

Về lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh những kết quả đạt được của ngành trong thời gian qua. Theo Thứ trưởng, với vai trò là thành viên Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026, thành viên Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023 -2027, lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi nhận và đánh giá cao.

Những di sản văn hóa thiên nhiên thế giới, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được thế giới ghi danh chính là nguồn lực thu hút khách tham quan, tôn vinh những giá trị văn hóa của Việt Nam. 

Tạo động lực phát triển từ “sức mạnh mềm” văn hóa - ảnh 9
Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương phát biểu tại buổi làm việc

“Thể thao cũng có nhiều điểm sáng, Bộ đã trình Chính phủ Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, gắn liền với thực hiện Kết luận số 70-KL/TW của Bộ Chính trị về phát triển thể dục, thể thao trong giai đoạn mới…”, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh.

Báo cáo về sự phát triển của du lịch Việt Nam, theo Thứ trưởng Hồ An Phong, thời gian qua ngành du lịch đã phục hồi ấn tượng. Năm 2024, dự báo vượt chỉ tiêu đặt ra.  Chất lượng du lịch Việt Nam ngày càng được nâng cao, môi trường du lịch được cải thiện, quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch quốc gia được đổi mới, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng. 

Tạo động lực phát triển từ “sức mạnh mềm” văn hóa - ảnh 10
Thứ trưởng Hồ An Phong phát biểu tại buổi làm việc

“Du lịch phục hồi góp phần thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ như giải trí, ẩm thực, vận tải…, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. Với tiềm năng, dư địa dồi dào, phát triển du lịch văn hóa là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa”, Thứ trưởng Hồ An Phong nhấn mạnh.

Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương báo cáo, thời gian qua, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được toàn ngành tập trung thực hiện là xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, mấu chốt là xây dựng môi trường văn hóa ở khu dân cư và doanh nghiệp. Những chuyển biến quan trọng đã được ghi nhận, tạo nền tảng cho phát triển chung của ngành.

Tạo động lực phát triển từ “sức mạnh mềm” văn hóa - ảnh 11
Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương báo cáo tại buổi làm việc

“Việc xây dựng các danh hiệu văn hóa đi vào thực chất, chiều sâu; công tác quản lý lễ hội, thực hiện các hương ước, quy ước, phong trào của từng địa phương được triển khai và đạt nhiều hiệu quả tích cực…”, bà Hương cho biết.

Tầm nhìn cho tương lai

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ghi nhận, đánh giá cao những kết quả, điểm sáng của ngành VHTTDL trong thời gian qua. Theo Phó Thủ tướng, VHTTDL vốn có nhiều đặc thù, vì vậy, công tác quản lý, định hướng, điều phối ở từng lĩnh vực cũng có nhiều cái khó, đòi hỏi sự hài hòa, phù hợp, tạo nền tảng và động lực cho sự phát triển.

“Những kết quả thời gian qua cho thấy nhiều khởi sắc trên từng lĩnh vực. Điều quan trọng là bước chuyển đổi về tư duy, nhận thức như Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã nhấn mạnh, sự chuyển đổi tư duy từ làm văn hóa sang quản lý Nhà nước về văn hóa đã tạo nên bước ngoặt trong sự phát triển của toàn ngành….”, Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định. 

Tạo động lực phát triển từ “sức mạnh mềm” văn hóa - ảnh 12
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

Chia sẻ với những khó khăn đang đặt ra với công tác quản lý của Bộ, theo Phó Thủ tướng, những quan điểm của Đảng về văn hóa đang từng bước được triển khai, hiện thực hóa trong đời sống. Đề cương về văn hóa năm 1943 do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo là định hướng quan trọng cho sự phát triển của nền văn hóa dân tộc hơn 80 năm qua. Văn hóa ngày càng được Đảng, Nhà nước và nhân dân dành sự quan tâm đặc biệt.  Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những phát biểu chỉ đạo quan trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.

“Đó là những động lực tạo chuyển biến quan trọng cho sự phát triển của toàn ngành. Từ Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa đến những dự án như dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo…, Bộ VHTTDL đã tích cực, chủ động xây dựng, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho sự phát triển”.

Tạo động lực phát triển từ “sức mạnh mềm” văn hóa - ảnh 13
Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ tham dự buổi làm việc

Về định hướng trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ VHTTDL tiếp tục phát huy kết quả đạt được, lựa chọn những đầu việc khả thi, trước mắt cũng như những nhiệm vụ định hướng lâu dài. “Cơ chế chính sách, kinh phí, con người… là những vấn đề khó khăn không thể khắc phục được ngay. Trong khối lượng lớn công việc phải làm thời gian tới, cần thống nhất quan điểm giải quyết theo hướng trọng tâm, trọng điểm.

Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa là một nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, cần có sự tập trung, khu trú điểm nhấn như xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa. Chương trình cần được xây dựng với tầm nhìn xa cho tương lai. Bên cạnh đó, từng việc làm cụ thể đều cần được nỗ lực tối đa để hoàn thành, đảm bảo hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读