Hơn 65% DN Nhật được khảo sát có lãi
Ông Kitagawa Hironobu, Trưởng đại diện Jetro tại Hà Nội cho biết, theo kết quả khảo sát, tại Việt Nam, tỷ lệ DN trả lời “có lãi” chiếm 65,1%, tăng 2,3 điểm phần trăm so với năm trước (năm 2016 tỷ lệ này là 62,8%). Số DN trả lời “lỗ” là 19,4% (giảm 5,7 điểm % so với năm trước). Nếu tính theo loại hình DN thì trong ngành công nghiệp chế tạo, tỷ lệ các DN gia công xuất khẩu trả lời “có lãi” là 67,5%, vượt trên mức bình quân tổng thể.
Xét về lợi thế về môi trường đầu tư, khảo sát cho thấy, hơn 50% DN Nhật đánh giá rằng, Việt Nam có “quy mô thị trường, khả năng tăng trưởng”, “tình hình chính trị, xã hội ổn định” và “chi phí nhân công rẻ”. Theo đó, trong 15 quốc gia Jetro thực hiện khảo sát, Việt Nam đứng thứ 5/15, sau Ấn Độ, Pakistan, Indonesia và Myanmar về quy mô thị trường và khả năng tăng trưởng, cũng như chi phí nhân công rẻ và đứng thứ 4 về xếp hạng tình hình chính trị, xã hội ổn định.
Trong số 5 hạng mục rủi ro hàng đầu trong đầu tư, 3/5 hạng mục có cải thiện tương đối tốt so với kết quả khảo sát năm trước từ 1,5 - 6,2% điểm. Ví dụ như năm 2016, các DN Nhật cho rằng, rủi ro về cơ sở hạ tầng (điện, hậu cần, thông tin liên lạc) có tỷ lệ là 44,4% thì kết quả khảo sát lần này giảm còn 38,2%, tương tự “hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận dụng pháp luật không rõ ràng” giảm từ 48,4% năm trước xuống còn 46,9%; và “thủ tục hành chính phức tạp” đã giảm từ 41,8% năm trước xuống còn 39,5% trong khảo sát lần này.
Ông Kitagawa Hironobu cũng cho biết, so với các nước khác, tỷ lệ “xuất khẩu 100%” của các DN Nhật tại Việt Nam chiếm tỷ trọng cao, khoảng 30%. Tiếp nữa, tỷ lệ xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm khoảng 60% trong tổng thể, vẫn cao so với các nước khác.
DN Nhật vẫn cho rằng, người tiêu dùng Việt Nam có khuynh hướng “coi trọng chất lượng” hơn so với nước khác. Điều tra cũng cho thấy gần 80% DN Nhật cho rằng, sản phẩm của họ có tính ưu việt về chất lượng, do vậy đối với các sản phẩm và dịch vụ của Nhật Bản thì khả năng được người tiêu dùng tại nước sở tại đón nhận cao hơn so với sản phẩm, dịch vụ của nước khác.
70% DN Nhật có kế hoạch mở rộng kinh doanh
Theo ông Kitagawa Hironobu, từ những cải thiện tích cực về cơ chế chính sách trong thời gian qua, nhiều DN Nhật vẫn coi Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn và quan trọng trong khu vực.
Theo đó, khi được hỏi về kế hoạch triển khai hoạt động kinh doanh trong tương lai, khoảng 70% DN Nhật đầu tư tại Việt Nam tham gia khảo sát có kế hoạch “mở rộng kinh doanh”, tăng gần 3% so với khảo sát năm trước.
Xét về lý do chính để mở rộng kinh doanh, có khoảng 88% DN cho rằng, lý do để mở rộng kinh doanh là “tăng doanh thu”, hơn 46% cho rằng do “tính tăng trưởng, tiềm năng cao” của thị trường Việt Nam. Trong ngành công nghiệp phi chế tạo, khoảng 58% DN cho rằng, lý do chính là “khả năng tăng trưởng và tiềm năng cao”, cao hơn mức bình quân.
So sánh với các quốc gia trong khu vực, tỷ lệ các DN Nhật có xu hướng mở rộng kinh doanh tại Việt Nam xếp vị trí cao nhất, vượt qua các nước như Philippin, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan.
Tuy nhiên, liên quan đến môi trường đầu tư, vẫn như các kết quả điều tra trước, khoảng hơn 60% DN cho rằng, “chi phí nhân công tăng cao” (61,1%), khoảng 40% DN cho rằng “cơ chế, thủ tục thuế phức tạp”, “thủ tục hành chính phức tạp” là các vấn đề DN chỉ ra. Ngoài ra, Việt Nam xếp thứ 4 từ dưới lên về “ngành công nghiệp phụ trợ còn non kém, chưa phát triển” với 30,7%.
Liên quan đến các khó khăn trong hoạt động kinh doanh, giống như khảo sát năm trước, có hơn 60% DN nêu ra vấn đề về “sự tăng lương” và “khó khăn trong thu mua nguyên vật liệu, linh kiện tại nước sở tại”.
Theo khảo sát, tỷ lệ cung ứng nội địa vài năm gần đây ở ngưỡng 30%, không thấy sự thay đổi lớn so với năm trước. Nội địa hóa của Việt Nam đạt 33,2%, giảm 1 điểm so với năm trước, tỷ lệ này vẫn luôn ở mức thấp so với Trung Quốc (67,3%), Thái Lan (56,8%), Indonesia (45,2).
Ông Kitagawa Hironobu cho rằng, triển vọng kinh doanh 2018 tại Việt Nam là khá tích cực, các DN Nhật sẽ tiếp tục tăng đầu tư sang thị trường Việt Nam. Quan trọng là phải giữ vững được môi trường chính trị xã hội ổn định để tạo sự yên tâm đầu tư cho các DN.
“DN Nhật đã đầu tư vào Việt Nam đều mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ Việt Nam để thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh”, ông Kitagawa Hironobu nhấn mạnh./.
Vũ Luyện
顶: 6踩: 83147
【kèo manchester city】70% doanh nghiệp Nhật có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
人参与 | 时间:2025-01-11 02:47:09
相关文章
- Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- Bị cáo Trương Mỹ Lan nói con gái bán tòa nhà 1 tỷ USD ở Hà Nội để khắc phục
- Từ đơn trình báo, phát hiện đường dây lừa đảo hàng chục tỷ đồng
- Dẫn giải người mẫu Ngọc Trinh hầu tòa
- Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- Vì sao bố con Chủ tịch Tân Hoàng Minh được hơn 1.000 nhà đầu tư xin giảm án?
- Đường dây mua bán bộ phận cơ thể người và những chuyện xót xa
- Chủ tịch Tân Hoàng Minh khai đã nộp thừa tiền khắc phục hậu quả
- Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong
- Khởi tố 2 tài xế chống người thi hành công vụ ở Lạng Sơn
评论专区