Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình). Thu hồi ưu đãi nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng cam kết
Về ưu đãi đầu tư,Đạibiểuđềnghịngănchặntìnhtrạngxindựánbánkiếmlờkết quả vòng loại cúp úc đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) cho rằng thời gian qua, nhiều chính sách ưu đãi đã bộc lộ các bất cập, còn chồng chéo, không thống nhất giữa các văn bản pháp luật, thiếu ổn định. Việc lồng ghép chính sách xã hội vào chính sách ưu đãi cũng làm cho khó quản lý, dễ tạo khe hở cho các doanh nghiệp (DN) lợi dụng.
Với dự thảo lần này, đại biểu cho rằng cần bổ sung quy định rõ hơn nguyên tắc thực hiện chính sách ưu đãi theo hướng ưu đãi thuế không phải là yếu tố quyết định mà phải đảm bảo tính ổn định vĩ mô. Chính sách ưu đãi đầu tư phải tạo chuyển biến trong phân bổ nguồn lực, khuyến khích và thu hút đầu tư có chọn lọc để phát triển các vùng có điều kiện khó khăn, các vùng kinh tế tác động lan tỏa cao. Đồng thời, mức ưu đãi khác nhau, không cào bằng giữa các địa bàn và các đối tượng, chẳng hạn như vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ khác với vùng Bắc Bộ và vùng Trung Bộ để phát huy hiệu quả nguồn lực ưu đãi.
Ngoài ra, dự thảo luật cần quy định việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về DN, đặc biệt là các DN FDI để các cơ quan trung ương, địa phương tổng hợp đánh giá, giám sát hiệu quả kịp thời, tránh tình trạng chuyển giá, đầu tư chui, đầu tư núp bóng và các vi phạm khác. Bên cạnh việc thống nhất ưu đãi được áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng như quy định tại khoản 3 Điều 16, cần quy định cụ thể hơn và không phải tất cả dự án đầu tư mới đều được hưởng ưu đãi.
Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) đề nghị các quy định về trình tự, thủ tục được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư phải khả thi, đảm bảo quyền nhà đầu tư được tiếp cận ưu đãi và hỗ trợ đầu tư. Đồng thời, nên nghiên cứu bổ sung quy định rõ về trường hợp nhà đầu tư không thực hiện đúng cam kết thì phải có chế tài xử lý, thu hồi các khoản ưu đãi, hỗ trợ mà họ được hưởng để đảm bảo chặt chẽ và công bằng.
Đề nghị quy định chặt điều kiện chuyển nhượng dự án
Đại biểu Võ Thị Như Hoa (Đà Nẵng) quan tâm đến vấn đề chuyển nhượng dự án đầu tư lâu nay phát sinh rất nhiều bất cập mà không thể xử lý được, do quy định về điều kiện chuyển nhượng dự án rất dễ dàng. Có nhiều nhà đầu tư đăng ký dự án đầu tư nhưng không thực hiện dự án mà chỉ để chuyển nhượng dự án để hưởng chênh lệch. Mục đích hướng tới của nhà đầu tư là đăng ký dự án để được giao đất, cho thuê đất, sau đó chuyển nhượng đất, núp bóng bằng hình thức chuyển nhượng dự án. Thực tế, nhà đầu tư hưởng lợi từ chuyển nhượng dự án nhưng đất đai thực hiện dự án thì không được sử dụng hiệu quả, gây lãng phí rất lớn. Bên cạnh đó, có nhiều nhà đầu tư không có khả năng thực hiện dự án, chậm tiến độ thực hiện dự án nên tìm cách chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư khác.
Theo đại biểu, các điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư tại Điều 46 của dự thảo là quá dễ dàng, các điều kiện ràng buộc tại các luật liên quan cũng còn thiếu chặt chẽ. Đối với dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật chỉ có Luật Kinh doanh bất động sản có quy định về điều kiện là phải đầu tư xong hạ tầng kỹ thuật theo tiến độ được phê duyệt là có thể kiểm soát được. Quy định này đã buộc DN khi lập dự án đầu tư phải xác định mục tiêu là thực hiện dự án đến cùng và chỉ chuyển nhượng khi không thể tiếp tục thực hiện chứ không phải lập dự án để sau đó chuyển nhượng hưởng chênh lệch. Đối với các loại dự án còn lại cơ chế kiểm soát còn thiếu chặt chẽ nên rất khó trong kiểm soát việc chuyển nhượng dự án đầu tư dẫn đến tình trạng chuyển nhượng dự án diễn ra rất phổ biến và biến tướng. Do đó, đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm các điều kiện về kiểm soát hoạt động chuyển nhượng dự án, tương tự như đối với các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
Hạn chế sự chồng chéo với các luật khác
Ở khía cạnh mối quan hệ giữa Luật Đầu tư và các luật khác, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) cho biết, trong trường hợp giữa Luật Đầu tư và các luật khác có quy định khác nhau về cùng một nội dung thì dự thảo đang quy định theo hai hướng. Đối với một số vấn đề, nếu các luật có quy định khác nhau thì áp dụng theo luật chuyên ngành. Đây là cách làm hoàn toàn phù hợp do Luật Đầu tư là luật chung, còn các vấn đề cụ thể phải thực hiện theo luật chuyên ngành.
Tuy nhiên, ở nhóm vấn đề khác, dự thảo quy định ngược lại, nếu các luật khác với Luật Đầu tư thì vẫn thực hiện theo Luật Đầu tư. Đại biểu Cường cho rằng đây là quy định bất hợp lý, gây phức tạp cho áp dụng pháp luật đối với trường hợp luật ban hành sau có quy định khác với Luật Đầu tư. Quy định này có thể dẫn tới, nếu sau này trong một luật chuyên ngành nào đó, Quốc hội muốn có quy định đặc thù khác với Luật Đầu tư thì sẽ không thể quy định được, nếu không sửa luật chung là Luật Đầu tư. Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trình Quốc hội tại kỳ họp này cũng không quy định về việc áp dụng pháp luật theo cách này. Do đó, đại biểu đề nghị bỏ quy định về cách áp dụng luật đối với nhóm vấn đề thứ hai.
Đây cũng là quan điểm được đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) ủng hộ. Theo đại biểu dự thảo Luật Đầu tư sửa đổi đã tiếp thu, chỉnh lý nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 trong đó đã cố gắng giải quyết một số điểm chồng lấn về trình tự, thủ tục đầu tư giữa các luật có liên quan. Tuy nhiên, do một số nội dung mang tính chất tính chính sách được tiếp thu, chỉnh lý trong dự thảo luật rất là phức tạp, liên quan tới những lĩnh vực quản lý của nhiều bộ, ngành nên có thể nảy sinh vướng mắc mới trong quá trình thực hiện khi triển khai thi hành luật này. Ví dụ như quy định về áp dụng Luật Đầu tư và áp dụng pháp luật về xây dựng tại Điều 4, việc sửa đổi, bổ sung Điều 22 và Điều 23 của Luật Nhà ở, việc bổ sung và bỏ một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, đại biểu đề nghị cần có sự thống nhất cao giữa Chính phủ, các bộ, ngành trước khi trình Quốc hội biểu quyết thông qua để đảm bảo sự đồng thuận và nhất quán về quan điểm, chính sách trong quá trình áp dụng pháp luật. H.Y |