Theếnnghịcácquốcgianênhạnchếquảngcáovàápthuếđốivớiđồuốngcóđườkết quả tỷ số hạng nhất anho Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Diễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, một nghiên cứu mới đây cho thấy trẻ em uống hơn 1 phần nước ngọt/ngày làm tăng 0,24 chỉ số khối cơ thể (BMI). Trẻ 2-5 tuổi thường xuyên uống nước ngọt tăng 43% nguy cơ béo phì. Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến hàng loạt bệnh tật khác, bao gồm đái tháo đường.
Các chuyên gia cũng chỉ ra có mối liên hệ thuận chiều giữa việc tiêu thụ đồ uống có đường với tăng tỷ lệ đề kháng insulin ở trẻ em và thanh thiếu niên. Một nghiên cứu cho thấy với mỗi 250g (hoặc 250ml) đồ uống có đường được tiêu thụ thêm thì một dấu hiệu kháng insulin ở trẻ em và thanh thiếu niên tăng 5%.
Còn theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Phương Anh, Quyền điều hành Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện An Bình (TP.HCM), đa số đồ uống có đường (nước ngọt, nước tăng lực, trà uống liền…) chứa đường nhưng không chứa những vitamin để chuyển hoá đường. Do đó, cơ thể bị hao hụt một lượng vitamin để cung cấp cho quá trình này. Điều quan trọng là đồ uống có đường sẽ làm tăng lượng đường và carbohydrate hấp thụ nhanh dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Từ đó, dẫn đến các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường type 2 như viêm, kháng insulin…
Đồ uống có đường, theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), là tất cả loại đồ uống có chứa đường tự do (đường thêm vào), gồm: Nước ngọt không chứa cồn có ga hoặc không có ga; Nước ép trái cây rau củ; Đồ uống từ trái cây rau củ dưới dạng đồ uống; Chất cô đặc dạng lỏng và bột, Nước có pha chế hương liệu; Nước tăng lực và đồ uống cho người chơi thể thao; Trà pha sẵn; Cà phê pha sẵn và đồ uống sữa có pha chế hương liệu.
Theo WHO, năm 2002, trung bình một người Việt tiêu thụ 6,04 lít đồ uống có đường. Năm 2021, con số này tăng lên 55,78 lít, gấp gần 10 lần so với năm 2002. Tiêu thụ quá nhiều đường, đặc biệt là đồ uống có đường là nguyên nhân chính gây bệnh béo phì, đái tháo đường và bệnh tim mạch. Kết quả điều tra cho thấy Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường. Trong đó hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, thận. Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.
WHO khuyến cáo mỗi người nên ăn dưới 25 g đường một ngày (kể cả uống), bằng một nửa so với mức trung bình một người Việt ăn hiện nay. Người lớn và trẻ em nên giảm lượng đường tự do xuống dưới 10% tổng năng lượng nạp vào cơ thể hàng ngày. Tỷ lệ này nếu dưới 5%, tương đương 25 g hoặc 5 muỗng cà phê, sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.