【lịch u19】Lãi suất cho vay không bị khống chế

 人参与 | 时间:2025-01-10 00:41:25

Báo Cà Mau(CMO) Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định hộ kinh doanh, tổ chức không có tư cách pháp nhân thì sẽ không được vay vốn tại ngân hàng, tổ chức tín dụng. Thế nhưng, hình thức cho vay kinh doanh theo tư cách cá nhân vẫn được áp dụng như cũ. Tuy nhiên, các hộ kinh doanh vẫn còn hoang mang về mức lãi suất vay thật ra có còn như cũ hay không?

Theo thông tư 39, các đối tượng đi vay phải chịu trách nhiệm với khoản vay là một cá nhân cụ thể có tư cách pháp nhân. Còn trước đó, nếu hộ kinh doanh đi vay vốn thì cả hộ phải chịu trách nhiệm với khoản vay, khi xảy ra rủi ro, hộ kinh doanh phải chấp hành pháp lý rất khó khăn. Đây chỉ là thay đổi tư cách pháp nhân cho vay, nhưng vẫn đảm bảo mục đích vay kinh doanh như trước. Bên cạnh đó, khi khách hàng là hộ kinh doanh chuyển sang vay cá nhân thì lãi suất cho vay sẽ tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng như trước đây.

Nhân viên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long Chi nhánh Cà Mau đang tư vấn cho khách hàng vay vốn.

Theo tâm lý chung, hộ kinh doanh, tiểu thương trên địa bàn tỉnh vẫn còn e ngại và lo lắng về lãi suất cho vay, vì theo quy định này không đưa ra mức trần lãi suất vay cụ thể, mức lãi suất cho vay với tư cách cá nhân sẽ được tính như vay tiêu dùng. Do tình hình kinh tế trong thời điểm thị trường liên tục biến động, nếu lãi suất không có mức trần để kiềm lại sẽ gây khó khăn cho các hộ kinh doanh cá thể.

Chị Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ hộ kinh doanh chợ Phường 7, TP Cà Mau, lo lắng: “Chỉ là tiểu thương nhỏ lẻ, muốn mở rộng kinh doanh nhưng tôi không muốn chuyển đổi lên doanh nghiệp vì phải tốn rất nhiều chi phí và không đủ sức để quản lý, còn nay vay tiêu dùng cá nhân thì lãi suất tôi sợ mình gánh không nổi”.

Trao đổi với chị Nguyễn Mỹ Tân, Phó Giám đốc Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) Chi nhánh Cà Mau về vấn đề này, chị cho rằng: "Chúng tôi sẽ thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Thật ra, thông tư này không thay đổi gì nhiều, chỉ quy định cụ thể hơn về đối tượng vay, đó là thay đổi hình thức tên gọi phù hợp với quy định về chủ thể tham gia giao dịch dân sự tại Bộ luật Dân sự năm 2015, hộ kinh doanh không chuyển lên doanh nghiệp được ngân hàng cho vay với tư cách cá nhân sản xuất, kinh doanh. Vì thế, các hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương có thể an tâm về chính sách của ngân hàng hầu như là không đổi. Về phía ngân hàng, đây là nhóm khách hàng tiềm năng và là đối tượng chính mà ngân hàng đang hướng tới".

Trên thực tế, lãi suất dành cho đối tượng vay tiêu dùng hiện nay ở các ngân hàng như BIDV, Kienlongbank, OCB, CB… thường cao hơn không quá 1%/năm so với mức lãi suất dành cho hộ kinh doanh trước đây. Vì vậy, mức chênh lệch này không quá lớn, tạo động lực cho các hộ kinh doanh xem xét đầu tư vốn mở rộng quy mô kinh doanh.

Song song đó, các hộ kinh doanh vẫn được tham gia các chương trình ưu đãi lãi suất của ngân hàng theo tư cách cá nhân.

Bên cạnh vay tiêu dùng thì hiện nay mức lãi vay đối với doanh nghiệp là khá thấp và có rất nhiều ưu đãi hấp dẫn, nếu các hộ kinh doanh chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp thì việc tiếp cận nguồn vốn sẽ dễ dàng hơn.

Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Văn Lực khẳng định: "Trong bối cảnh thị trường đang chứng kiến cuộc chạy đua khẳng định vị thế, việc cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt thì các quy định của Thông tư 39/2016/TT-NHNN rất phù hợp với quy luật cung, cầu. Nếu ngân hàng nào đưa ra mức lãi suất mềm và vững mạnh hơn thì khách hàng sẽ tìm đến vay. Nói đúng hơn, ngân hàng không hạn chế cho những hộ kinh doanh vay, ngân hàng căn cứ vào mục đích sử dụng vốn và điều kiện quy định vay của từng trường hợp. Bên cạnh đó, giữa ngân hàng và khách hàng tự thoả thuận lãi suất với nhau, nếu ngân hàng nâng mức lãi suất lên cao, chẳng khác nào tự đào thải mình ra khỏi cuộc chiến này, vì thế ngân hàng phải tự cân đối và đưa ra mức lãi suất phù hợp với thị trường"./.

Việt Mỹ

顶: 5踩: 3947