Vượt khó và khẳng định Những trí thức người Huế độ tuổi 50-55 ở Savanakhet có hơn 20 người,íthứcngườiHuếởtỷ số bóng đá serbia hầu hết là bác sĩ và được đào tạo tại các trường đại học ở Huế sau 1975. họ đã nỗ lực hết mình, vượt qua khó khăn, tìm tòi học hỏi, từng bước khẳng định mình trên đất bạn. Bác sĩ Hồ Văn Minh đang khám bệnh cho bà con Việt kiều. Ảnh: Tiến Dũng Đó là trường hợp bác sĩ Hồ Văn Minh (sinh năm 1959, người Huế), Trưởng ban Văn hóa của Hội người Việt tỉnh Savanakhet. Gia đình bác sĩ Minh có 5 người đều là bác sĩ tại Savanakhet. Có thời bác sĩ Minh phải lặn lội đến thủ đô Viên Chăn học và làm nghề điện tử. Sau đó, bác sĩ Minh về Việt Nam ôn thi và đỗ vào Đại học Y Huế. Đến nay, bác sĩ Minh có một phòng khám đa khoa với nhiều trang thiết bị ngang tầm với các phòng khám hiện đại ở Thái Lan, liên kết nhiều bệnh viện tiên tiến trong và ngoài nước Lào. Bác sĩ Cao Danh (sinh năm 1959, tốt nghiệp Đại học Y Huế) bắt đầu sự nghiệp với một bao tải sách. Sau hơn 27 năm bươn chải, lăn lộn ở Savanakhet, hiện nay bác sĩ Danh có một phòng khám riêng ở trung tâm thành phố với máy móc hiện đại, trị giá ngót một triệu USD. Lớp trí thức người Huế độ tuổi 30-35 ở Savanakhet có điều kiện học tập thuận lợi hơn, vì sau này điều kiện kinh tế, xã hội của hai nước Việt-Lào phát triển. họ có cơ hội để tỏa sáng trí tuệ Việt nơi xứ người. Đó là anh Trần Kim Phụng (sinh năm 1974, người Huế), tốt nghiệp tiến sĩ môn điện tử tại Nhật Bản, hiện là Phó Cục Quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục Lào. Cử nhân Hoàng Hà Vân (gốc Huế), hiện đảm nhiệm chức vụ Trưởng đại diện Việt Nam Airline tại Lào, thông thạo 4 ngoại ngữ Anh-Pháp-Thái Lan-Trung Hoa. Ngoài ra còn có nhiều trí thức khác như bác sĩ Nguyễn Văn Thi (sinh năm 1970), bác sĩ Nguyễn Văn Đức (1970), cử nhân Trần Thị Bạch Vân… giỏi chuyên môn, nghiệp vụ được đồng nghiệp bạn nể trọng, cũng đều là những người gốc Huế. Hướng về quê hương - Tổ quốc Dù công việc thường ngày bề bộn song những trí thức gốc Huế ở Savanakhet đều cố gắng làm nhiều việc để giúp đỡ cộng đồng. Sau khi rời phòng mạch, bác sĩ Cao Danh đạp xe khắp nơi quyên góp tiền hỗ trợ cho nạn nhân chất độc da cam. Từ năm 2007 đến nay, mỗi năm, bác sĩ Danh quyên góp hàng ngàn USD cho nạn nhân một số tỉnh miền Trung Việt Nam như: Quảng Trị - Đà Nẵng - Quảng Nam và vận động được 64 người khác tham gia. Ngoài công việc chuyên môn, bác sĩ Trần Kim Lân (sinh năm 1963, người Huế) miệt mài thực hiện nhiều công trình tiếng Lào như Từ điển Lào-Việt, phần mềm Từ điển Việt-Lào_Lào-Việt… bác sĩ Lân đang bổ sung Từ điển Lào-Việt, hoàn thiện Từ điển Việt-Lào và xuất bản cuốn sách Tục ngữ Lào-Việt_Việt-Lào. Công trình của bác sĩ Lân được những nhà chuyên môn Lào-Việt đánh giá cao và ứng dụng rộng rãi, góp phần thắt chặt mối quan hệ Việt-Lào. Dẫu bận rộn nhưng cử nhân tiếng Anh Nguyễn Văn Long (sinh năm 1966), Trưởng ban Giáo dục của Hội người Việt Svanakhet, vẫn chạy như chong chóng lo chuyện trường lớp, chuyện học hành con em người Việt. Thầy Long tâm sự: “Tôi chia công việc hội và công việc nhà là 50-50, nhưng trái tim tôi dành cho bà con người Việt là 100%”. Những trí thức gốc Huế tại Savanakhet không nhiều, song họ đã tạo một “thương hiệu” xứ Huế trên đất nước triệu voi. Hằng ngày, họ vừa lặng lẽ làm việc để mưu sinh, vừa âm thầm cống hiến tài năng, sức lực và trí tuệ cho quê hương thứ hai của họ, đất nước Lào đã từng cưu mang họ trong những ngày gian khó, và họ vừa đóng góp một phần không nhỏ cho Tổ quốc Việt Nam. Nguyễn Tiến Dũng |