TheĐạilýthuếĐãcócơchếampquotmởampquotđểpháttriểkq hiroshimao đó, sẽ có rất nhiều qui định "mở" nhằm xã hội hoá dịch vụ này để thực hiện mục tiêu trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế, sẽ có 3.000 ĐLT năm 2015 và 8.000 ĐLT năm 2020. Làm rõ quyền và trách nhiệm của nhân viên ĐLT Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, Vụ trưởng Ban Cải cách Tổng cục Thuế Vũ Văn Tiến cho biết, ngành Thuế luôn xác định nhiệm vụ và vai trò của các ĐLT cùng song hành với cơ quan Thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thu NSNN đồng thời tiết kiệm chi phí xã hội, tạo thuận lợi cho người nộp thuế (NNT). Do vậy, theo qui định mới tại Thông tư 117 của Bộ Tài chính đã làm rõ quyền và trách nhiệm của nhân viên ĐLT; của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của ĐLT; của cơ quan Thuế các cấp cũng như những qui định về đối tượng thi, đối tượng được miễn thi, tổ chức thi, đề thi, môn thi, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, quản lý hoạt động hành nghề ĐLT.. .nhằm từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện phát triển hệ thống mạng lưới đại lý thuế kể cả về số lượng và chất lượng. Theo đó, khi thực hiện hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế, ĐLT có quyền: Thực hiện các thủ tục về thuế theo hợp đồng đã ký với NNT. Yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp thuế cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ, hồ sơ, tài liệu và thông tin cần thiết liên quan tới việc làm thủ tục về thuế theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên. Ngoài ra, ĐLT được cơ quan Thuế các cấp hỗ trợ, cung cấp, hướng dẫn cài đặt và sử dụng các phần mềm thực hiện thủ tục thuế điện tử. Được mời tham dự các lớp đào tạo, tập huấn các nội dung, quy định về chính sách thuế, thủ tục về thuế do cơ quan thuế tổ chức. Thông tư 117 cũng qui định rõ trách nhiệm của ĐLT như: ĐLT đã được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế và có tên trong danh sách ĐLT đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế mới được thực hiện ký hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế. Đại lý thuế phải lập hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, cá nhân nộp thuế về phạm vi công việc thủ tục về thuế được uỷ quyền, thời hạn được uỷ quyền, trách nhiệm của các bên và các nội dung khác do hai bên thoả thuận và được ghi trong hợp đồng không trái với quy định của pháp luật; Khai, ký tên, đóng dấu trên tờ khai thuế, hồ sơ thuế, chứng từ nộp thuế, hồ sơ quyết toán thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế... Cung cấp chính xác, kịp thời theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế các tài liệu, chứng từ để chứng minh tính chính xác của việc khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn của NNT.
Đại lý thuế có trách nhiệm báo cáo với cơ quan Thuế về tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế và các thông tin cần thiết khác phục vụ cho hoạt động quản lý khi cơ quan Thuế yêu cầu bằng văn bản. Mở rộng đối tượng tham gia Theo nhận định của Vụ trưởng Vũ Văn Tiến, bên cạnh việc khuyến khích ĐLT phát triển thì một trong những vấn đề đáng quan tâm là công ty ĐLT, các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này phải vừa tinh thông nghiệp vụ thuế, hiểu rõ kế toán tài chính doanh nghiệp, kế toán thuế, cập nhật kiến thức vĩ mô cũng như chính sách thuế... nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp... đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan trong hành nghề ĐLT. Vì vậy, theo qui định tại Thông tư 117, người dự thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế là người Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam từ 1 năm trở lên; có bằng cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật (chuyên ngành pháp luật kinh tế) và đã có thời gian làm việc trong lĩnh vực này từ 2 năm trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi. Bên cạnh nhưng qui định chặt chẽ trên, Bộ Tài chính cho phép những người có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Tài chính; Công chức thuế có ngạch công chức từ chuyên viên thuế, thanh tra viên thuế, kiểm tra viên thuế trở lên và có thời gian công tác liên tục trong ngành thuế từ 10 năm trở lên, khi thôi công tác trong ngành Thuế (không bao gồm trường hợp bị kỉ luật buộc thôi việc) trong thời hạn 3 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc mà đăng ký với Tổng cục Thuế để xét cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được "đặc cách" cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế. Bộ Tài chính kiên quyết đình chỉ hoạt động của các trường hợp ĐLT vi phạm các lỗi như: Hành nghề khi chưa có tên trong danh sách nhân viên hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế; Không cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan Thuế; Tiết lộ thông tin gây thiệt hại vật chất, tinh thần, uy tín của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ ĐLT... T.Hằng |