您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【juve vs roma】Khó kiếm việc làm sau đào tạo nghề 正文

【juve vs roma】Khó kiếm việc làm sau đào tạo nghề

时间:2025-01-11 14:26:36 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Người lao động A Lưới học nghề nuôi ong mật. Ảnh: Trung tâm GDNN-GDTX huyện A LướiKhông có việc làmC juve vs roma

Người lao động A Lưới học nghề nuôi ong mật. Ảnh: Trung tâm GDNN-GDTX huyện A Lưới

Không có việc làm

Cách đây mấy năm,ókiếmviệclàmsauđàotạonghềjuve vs roma Nguyễn Thị Hữu (xã Bắc Sơn) từng theo học nghề may công nghiệp ở Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện A Lưới.  Hữu cho biết: “Trước đây, em học trung cấp kế toán ở Quảng Nam nhưng ra trường không xin được việc làm. Vốn thích may vá và thêu thùa từ nhỏ nên em đăng ký học thêm may công nghiệp ở trung tâm. Vậy nhưng, học xong cũng chỉ để đó, bởi trên địa bàn A Lưới chưa có doanh nghiệp may mặc, đi xa thì lại vướng bận chồng con”.

Cũng học nghề may thành thạo, Nguyễn Thị Như Sương (xã Hồng Quảng) từng về Huế làm công nhân ở một công ty may xuất khẩu. Sau khi lập gia đình và sinh con, Sương phải về quê và không thể kiếm được việc làm phù hợp với nghề được đào tạo. Cô gái chia sẻ: “May công nghiệp được nhiều lao động nữ ở A Lưới lựa chọn, nhưng học xong phải rời quê mới mong có được việc làm. Nhiều người vì hoàn cảnh gia đình không thể đi xa nên đào tạo xong cũng không ứng dụng được”.

Nghe thông tin Công ty TNHH MTV may mặc Thắng Tiến liên kết với Trung tâm GDNN-GDTX huyện A Lưới lên mở xưởng may, cuối tháng 6, Hữu và Sương cùng nhiều lao động trẻ đến trung tâm nộp đơn đăng ký. Đây đa phần là những lao động đều đã được đào tạo may công nghiệp tại trung tâm. Hữu vui mừng: “Nếu công ty may lên tuyển làm việc ngay thị trấn thì quá thuận lợi nên em đăng ký với mong muốn có việc làm ổn định”.

Từ năm 2011-2018, toàn huyện A Lưới có 2.231 lao động được đào tạo nghề; trong đó, nghề nông nghiệp là 1.029 lao động, phi nông nghiệp là 1.202 lao động. Các nghề nông - lâm nghiệp gồm: chăm sóc và cạo mủ cao su, chăn nuôi thú y, trồng và chăm sóc cà phê, nuôi ong mật; nghề phi nông nghiệp có các nghề: chế biến món ăn, mộc mỹ nghệ, may công nghiệp, sửa chữa máy nông nghiệp, làm chổi đót… Nếu những năm về trước, số lượng học viên đăng ký học nghề khá đông thì càng về sau, việc tuyển sinh càng khó khăn, nhất là các nghề phi nông nghiệp.

Ông Hồ Ngọc Sinh, Tổ trưởng Tổ đào tạo nghề hướng nghiệp, Trung tâm GDNN-GDTX huyện A Lưới cho hay, bên cạnh nhận thức của bà con về học nghề chưa cao, khó giải quyết việc làm sau đào tạo với các nghề phi nông nghiệp là nguyên nhân khiến bà con ít mặn mà đăng ký học nghề.

Gắn với giải quyết việc làm

Theo đánh giá của Phòng Lao động, Thương binh và xã hội (LĐTBXH) huyện A Lưới, trong khi các nghề nông nghiệp giúp người dân biết vận dụng kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất lao động, thì các nghề phi nông nghiệp chưa mang lại hiệu quả cao, do trên địa bàn huyện chưa có các doanh nghiệp tổ chức sản xuất để thu hút lao động sau đào tạo.

Cách đây mấy năm, Trung tâm GDNN-GDTX huyện A Lưới từng mở lớp đào tạo nghề may công nghiệp với trên 70 học viên tham gia. Quá trình đào tạo, trung tâm còn liên kết với Công ty Scavi tuyển dụng lao động, đưa học viên về công ty tham quan nhà máy và môi trường làm việc. Tuy nhiên, tâm lý ngại đi xa khiến tất cả học viên không về Scavi làm việc sau khi tốt nghiệp.

Ông Lê Ngọc Tĩnh, Phó phòng LĐTBXH huyện A Lưới, cho rằng: “Việc đào tạo nghề chủ yếu mới tập trung các ngành nghề nông nghiệp, chưa thể đào tạo được các nghề mang tính vĩ mô của nền kinh tế do trình độ tiếp thu của người lao động hạn chế.

Số lao động sau khi học nghề xong chủ yếu là tự làm, vận dụng kiến thức vào sản xuất, khó có cơ hội kiếm được việc làm tại các khu lao động có trình độ kỹ thuật cao. Người lao động lại không muốn đi làm việc xa gia đình là một trong những hạn chế lớn trong phát triển nền kinh tế của huyện”.

Để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, theo đề xuất của Phòng LĐTBXH huyện A Lưới, cần gắn việc đào tạo nghề, tạo việc làm trở thành một tiêu chí bình xét mức hoàn thành nhiệm vụ hàng năm với chính quyền các xã, thị trấn. Việc đào tạo nghề phải xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu công việc của người lao động; phân loại đối tượng, trình độ học vấn, độ tuổi và hoàn cảnh để đào tạo nghề cho phù hợp với khả năng tiếp thu. Việc đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm, chẳng hạn phối hợp với doanh nghiệp đào tạo theo đơn đặt hàng.

Ông Tĩnh nhấn mạnh: “Cần tập trung đào tạo nghề phi nông nghiệp, nhất là các nghề đòi hỏi trình độ cao, có cơ hội làm việc ở các khu chế xuất lớn, có thu nhập ổn định và cơ hội đi làm việc ở nước ngoài. Số lao động trẻ nên học trung cấp, cao đẳng nghề chuyên nghiệp để nâng cao trình độ, thay đổi tầm nhìn trong lập nghiệp”.

Bài, ảnh: Minh Hiền