【ty le bong ro】Ngọn đuốc sống Lê Văn Tám bất diệt

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:08:00 评论数:

Báo Cà Mau70 năm trước đây giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp trên chiến trường Nam Bộ bước sang tuần lễ thứ tư, các trận đánh giữa ta và liên quân Anh - Pháp diễn ra ác liệt ở thành phố Sài Gòn, ngày 17/10/1945, từ tỉnh lỵ Mỹ Tho - nơi đóng cơ quan sơ tán của Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ, đã phát đi một mẩu tin chiến sự: “Mỹ-tho, 17.10 - Một chiến sĩ Việt Nam tẩm dầu vào mình, tự làm mồi lửa hy sinh thân mình,chạy vào khodầu Simon Piétri của địch. Lập tức, kho dầu bị bắt lửa. Và lửa đã bốc cháy dữ dội suốt hai ngày đêm”.

70 năm trước đây giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp trên chiến trường Nam Bộ bước sang tuần lễ thứ tư, các trận đánh giữa ta và liên quân Anh - Pháp diễn ra ác liệt ở thành phố Sài Gòn, ngày 17/10/1945, từ tỉnh lỵ Mỹ Tho - nơi đóng cơ quan sơ tán của Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ, đã phát đi một mẩu tin chiến sự: “Mỹ-tho, 17.10 - Một chiến sĩ Việt Nam tẩm dầu vào mình, tự làm mồi lửa hy sinh thân mình,chạy vào khodầu Simon Piétri của địch. Lập tức, kho dầu bị bắt lửa. Và lửa đã bốc cháy dữ dội suốt hai ngày đêm”.

Hai hôm sau - ngày 19/10/1945, báo chí bắt đầu đưa tin và trân trọng tôn vinh người chiến sĩ đã “tự làm mồi lửa hy sinh” là “Lửa thiêng” (báo Cứu Quốc), là “Ngọn đuốc sống” (tuần báo La République)…

Ngày 23/10/1945, Bác Hồ đã viết trên báo Cứu Quốc: “Sự hy sinh của đồng bào ta trong cuộc chiến đấu oanh liệt trong Nam Bộ bây giờ, cái cử chỉ phi thường của một chiến sĩ tự tẩm xăng vào mình để vào đốt kho dầu của địch, tỏ ra rằng một dân tộc có tinh thần cao đến bậc ấy, thì không sức mạnh nào có thể đè bẹp được”.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt, nguyên Uỷ viên Thường vụ Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Tổng bộ Việt Nam hoạt động bên cạnh Xứ uỷ và Uỷ ban Kháng chiến Nam Bộ ngay trong những giờ phút quyết định nổ súng khán chiến tại Sài Gòn, đã ghi rõ trong hồi ký: “Chiến sự diễn ra ác liệt… Thanh niên và thiếu niên Sài Gòn chiến đấu với tinh thần “bóp nát quả cam” noi gương Trần Quốc Toản năm xưa. Hình ảnh thiếu niên Lê Văn Tám dũng cảm đốt kho xăng bốc cháy, tiếng đạn nổ, khói lửa mịt mùng, ai nấy tự hào về sức sống mãnh liệt của một em thiếu niên nghèo khổ Sài Gòn (1)”.

Đồng chí nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh hai lần làm Bí thư Thành uỷ, Bí thư Đặc khu uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đã viết trong cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh 10 năm”, xuất Bản năm 1985: “Em bé Lê Văn Tám tẩm dầu đốt kho đạn Thị Nghè”.

Trong bài hồi ký “Từ ngày ấy tôi ra đi”, đồng chí Trần Khắc Minh - nguyên Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nguyên Phó Ban Thiếu nhi Trung ương, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sông Bé cho biết, sau ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945, Lê Văn Tám sinh hoạt chung với đồng chí trong Đội Thiếu nhi Tiền phong ở Đakao - Sài Gòn (2).

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu, nguyên Chủ tịch Uỷ ban hành chánh lâm thời Nam Bộ, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Nam Bộ đã liệt người đốt kho xăng Simon Piétri vào danh sách các chiến sĩ “biệt động”. Đồng chí viết: “Trong thành phố Pháp, nguỵ chẳng những đã bịtấn công không ngớt bằng hình thức đấu tranh chính trị mà còn bị tiêu hao tiêu diệt bằng những hình thức bạo lực,vũ trang. Đâykhông phải nói về các trận đánh của Vệ quốc đoàn, chỉ nói đến các trận thường lẻ tẻ của đôi tự vệ, dân quân, xung kích, biệt động. Ở loại hình chiến tranh này, lúc đầu, vũ khí được sử dụng rất thô sơ: “súng lục bắn ghen”, hộp diêm và chai xăng đốt kho, lưỡi dao cạo của người thợ cắt tóc” (3).

“Súng lục bắn ghen” là khẩu súng 6,35 ly của nữ chiến sĩ biệt động Nguyễn Thị Lan (Lan Mê Linh), 17 tuổi, ám sát tên Hiền Sĩ, Chủ bút tờ báo phản động Phục Hưng, ngày 12/3/1946. “Lưỡi dao cạo của người thợ cắt tóc” là của Võ Hồng Tâm, 18 tuổi, đội viên Ban công tác thành số 1, cắt cổ tên Đại tá Pháp Hans Imfelt trong phòng số 28 khách sạn Hôtel des Nations ở đường Charner (Nguyễn Hiệu). “Hộp diêm và chai xăng đốt kho” là của người chiến sĩ “biệt động” đốt cháy kho xăng Simon Piétri. Ý kiến trên đây của đồng chí Trần Văn Giàu trùng khớp với tư liệu trong bộ sách “Mùa thu rồi ngày hăm ba” viết rằng, người tổ chức cho đội viên cảm tử Lê văn Tám lập chiến công là Lê Văn Châu đã hy sinh năm 1946 tại ngã ba Cây Thị (4) (nay thuộc phường 11, quận Bình Thạnh).

*

Suốt trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, hình tượng Lê Văn Tám xuất hiện ở khắp nơi: trong “Em bé tẩm dầu”, nhạc của Lê Bình (1946); trong bản nhạc ca ngợi người anh hùng thiếu niên Lê Văn Tám của Lê Minh Quốc; trong “Đuốc sống”, tranh của Lê Vinh; trong “Em bé tẩm dầu”, kịch của Nguyễn Anh Ngọc (1947); trong “Lửa cháy lên rồi”, kịch của Phan Vũ (1952-1953); trong “Đuốc sáng”, là danh hiệu của nhiều đội thiếu nhi thuở ấy…

Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, nhất là trong 20 năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử Nam Bộ kháng chiến. Hai công trình lớn ra mắt độc giả gần đây là bộ sách “Lịch sử Nam Bộ kháng chiến” do đồng chí Võ Văn Kiệt, nguyên Uỷ viên Bộ chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm Chủ tịch Hội đồng biên soạn, tổ chức thực hiện trong 12 năm, được xuất bản năm 2012 và bộ sách “Lịch sử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh” (1930-1945), do Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn trong 10 năm, được xuất bản tháng 4/2014. Các công trình này đều khẳng định người đốt kho xăng Simon Piétri ở Sài Gòn là Lê Văn Tám.

Giữa những ngày mùa thu lịch sử, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Nam Bộ kháng chiến, chúng ta không thể nào quên “cử chỉ phi thường không sức mạnh nào có thể đè bẹp được của một chiến sĩ tự tẩm xăng vào mình để vào đốt khodầu của địch” ngày 17/10/1945, đã được Bác Hồ tuyên dương trên báo Cứu Quốc.

“Em bé tẩm dầu”, “Ngọn đuốc sống” Lê Văn Tám nghìn thu sống mãi!./.

Trần Hữu Phước

  1. Hoàng Quốc Việt: “Con đường theo Bác”, Nxb. Thanh niên, HN.2003, tr 160.
  2. “Đứng lên đáp lời sông núi”, tập 1, nhiều tác giả, Nxb. Thanh niên, HN, 1995, tr. 255-261.
  3. Trần Văn Giàu: tuyển tập, Nxb. Giáo dục, HN, 2000, tr. 535.
  4. “Mùa thu rồi ngày hăm ba”, tập 11. Nxb. CTQC, HN, 1996, tr 67.

最近更新