Đảm bảo huy động vốn cho đầu tư phát triển
Nhờ thế,ẽthựchiệntáicấutrúcnềntàichínhquốarsenal w.f.c. đấu với chelsea f.c. women đã tạo tiền đề nâng cao tổng mức đầu tư xã hội, góp phần đạt được các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, đồng thời đối phó hiệu quả với các tác động bất lợi từ bên ngoài. Tỷ lệ tích lũy tài sản đã tăng từ 25,22% GDP bình quân giai đoạn 1991-2000 lên 35,25% GDP giai đoạn 2001-2010 và giai đoạn 2011-2012 là 28,5%. Tiết kiệm tăng đã tạo điều kiện cho huy động vốn cho đầu tư phát triển theo các mục tiêu đề ra.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, cả giai đoạn 2001-2010 tỷ lệ tổng đầu tư xã hội so với GDP bình quân đạt 38,66%, cao hơn so với mục tiêu đề ra là 36-40% GDP và cao hơn so với mức 29,69% GDP giai đoạn 1991-2000.
Kết quả trên càng có ý nghĩa bởi qua nhiều biến động phức tạp, những năm gần đây, nước ta đã từng bước khôi phục được ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường và củng cố các yếu tố nền tảng của kinh tế vĩ mô, tạo dựng niềm tin đối với nhà đầu tư.
Các cơ chế, chính sách tài chính đã được điều chỉnh linh hoạt, hợp lý và kịp thời với diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế trong từng giai đoạn, đưa chính sách tài chính trở thành một công cụ quan trọng trong điều hành và quản lý kinh tế.
Chính sách tài khóa đã được điều chỉnh theo hướng thận trọng, tập trung vào việc tăng cường kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công, tháo gỡ khó khăn cho khu vực sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp...
Việc thực hiện có kết quả các định hướng đổi mới về tài chính thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Nhờ kịp thời thể chế hóa và tổ chức thực hiện có kết quả, vai trò của tài chính trong huy động, phân phối các nguồn lực xã hội.
Tái cấu trúc nền tài chính
Giai đoạn tới vẫn đặt ra nhiều thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế. Những lo lắng về chính sách tài chính không theo kịp mục tiêu phát triển đã hiện hữu.
Theo Bộ Tài chính, thời gian tới sẽ tập trung thực hiện tái cấu trúc nền tài chính quốc gia, với phương châm "chủ động, căn bản, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm", "kiên quyết, nhất quán nhưng thận trọng và theo lộ trình rõ ràng".
Về khâu then chốt trong tái cấu trúc nền tài chính quốc gia là khâu hội tụ các nhu cầu tái cấu trúc cơ bản, không chỉ giữ vai trò định hướng chung cho toàn bộ tiến trình tái cấu trúc tài chính mà còn giữ vai trò đặc biệt đối với các lĩnh vực khác. Theo đó, khâu then chốt được xác định là "tài chính- ngân sách", tái cấu trúc và thu, chi NSNN. Tái cấu trúc quy mô, cơ cấu chi NSNN cho phép định hình khuôn khổ thâm hụt ngân sách, tác động đến vay nợ, cơ cấu nợ và căn cứ quy mô NSNN, tín dụng nhà nước và đầu tư công để thúc đẩy tái cấu trúc thị trường vốn.
Theo Bộ Tài chính, quá trình tái cấu trúc tài chính và ngân sách vừa thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, vừa nâng cao vai trò, định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước cho phát triển kinh tế- xã hội gắn với sự tham gia của các thành phần kinh tế.
Đồng bộ các thể chế tài chính Mục tiêu tổng quát đến năm 2020 là "cơ bản đưa nước Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại" thông qua việc đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Về tài chính, mục tiêu tổng quát là đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện hệ thống thể chế tài chính đồng bộ, nhất quán, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về phát triển nguồn nhân lực, phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính- tiền tệ, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội. |